Trạng thái bình thường mới năm 2024: Sẽ sớm thôi, thế giới sẽ chứng kiến lãi suất giảm trở lại
Tròn một năm, kể từ vùng đỉnh lợi suất trái phiếu 4.3% vào tháng 10 năm 2022, cũng là đỉnh dài hạn 114 của USD Index...thế giới đã trải qua 1 năm 2023 mà chu kỳ thắt chặt lãi suất vẫn tiếp tục.
TTCK toàn cầu và Việt Nam hồi phục từ tháng 10-11 năm 2022 đến tháng 7.2023 nhờ USD hạ nhiệt và lợi suất trái phiếu hạ nhiệt. Tuy nhiên, từ tháng 7.2023 với Venus Rx (liên quan đến sự thay đổi của chính sách tiền tệ), các giọng điệu của FED trở nên diều hâu, chiến tranh, xung đột đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt lên 5%.
Nỗ lực giảm lãi suất điều hành của Việt Nam qua 4 lần cũng đã bị xóa tan phần lớn trong các cú điều chỉnh từ tháng 7 đến nay.
Tuy nhiên, đợt tăng lợi suất trái phiếu này là Final, và đây cũng là nỗ lực cuối cùng của FED trong việc giảm bớt cung tiền M0 lẫn M2 đã bơm ra thời Covid 2020-2022. Giọng điệu diều hâu của FED từ tháng 7/2023 là do Powell vẫn chưa chấp nhận trạng thái "Bình thường mới", mà ở đó lạm phát cao là điều bình thường.
Đã có rất nhiều tranh luận về mặt chính sách giữa các nhà kinh tế học. Phe Bồ Câu như Paul Krugman...với Phe Diều Hâu như El Erian, Summer...về sự dai dẳng của lạm phát và phản ứng lãi suất của FED trước kỳ vọng lạm phát cao.
Nâng lạm phát mục tiêu từ 2% lên 3% là điều mà các bên đang tranh cãi kịch liệt.
Quyết định cuối cùng là của Powell, nhưng admin dự đoán sớm hay muộn POWELL cũng phải chấp nhận trạng thái bình thường mới 2024-2026 về sự dai dẳng của lạm phát cao.
Trạng thái bình thường mới mô tả một thế giới chuỗi cung ứng mong manh dễ vỡ, những nhược điểm của toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ, còn lạm phát thì cao và dai dẳng trong hàng thập niên tới.
Chuỗi cung ứng sẽ chuyển từ cạnh tranh rẻ, kém chất lượng như kiểu Trung Quốc đang làm sang chất lượng, an toàn, sạch sẽ và thân thiện với môi trường ...đã đẹp, ngon, chất lượng, thì không bao giờ có giá rẻ nữa...
Các áp lực tăng lương sẽ còn kéo dài gây áp lực lên lạm phát. Nguồn cung hạn hẹp khiến giá cả neo cao.
Một khi FED chấp nhận thực tế này, nhu cầu tăng lãi suất, thậm chí tiêu cực như bình luận tháng 8/2022 là "chấp nhận đau thương để giảm lạm phát" là không cần thiết.
Tôi chẳng còn lạ gì về việc FED phải thay đổi mục tiêu điều hành khi họ nhận ra việc mình làm là trái quy luật .
Thế giới đã thay đổi rồi, lạm phát cao là điều bình thường và nó sẽ còn dai dẳng trong hàng thập niên tới.
Tin xấu là sự ngoan cố của FED có thể còn kéo dài đến tháng 4/2024. Nhưng tin tốt là phần lớn các tác động xấu sẽ được dồn cho năm 2023.
Năm 2024 vào tháng 11 năm tới sẽ là bầu cử Tổng Thống Mỹ, và những thứ xấu xa nhất thường được dồn cho một năm trước đó. Đây gọi là đáy của một năm trước bầu cử tổng thống... hàm ý tháng 10 và tháng 11/2023 là đáy lớn.
Trên đồ thị lợi suất trái phiếu, đã có sự phân kỳ âm tam đoạn lần nữa giá lợi suất trái phiếu và RSI.
Sẽ sớm thôi, thế giới sẽ chứng kiến làn sóng lãi suất giảm ngược trở lại.
Đối với Việt Nam, đây là một tin tốt. Mặc dù không gian chính sách tiền tệ của Việt Nam đã hẹp lại. Khả năng giảm lãi suất điều hành là không nhiều nhưng dư địa giảm lãi suất cho vay là rất lớn.
Các ngân hàng đang huy động 5%, khi trở lại trạng thái bình thường mới thì nên cho vay tầm 8%-9% là hợp lý, chứ không phải 12%-13% như hiện nay.
Khi lãi suất cho vay hạ, sẽ có thêm làn sóng tín dụng chạy và kênh chứng khoán sẽ được hưởng lợi.
Với mức lãi suất tiền gửi chỉ 5%, sẽ sớm thôi các nhà đầu tư sẽ phải chọn lựa (1) tiếp tục gửi tiền và dài hạn sẽ bị lạm phát bào mòn (2) kênh đầu tư chứng khoán đang được định giá rẻ và là công cụ tốt để bảo vệ nhà đầu tư trước lạm phát và (3) Các ông chủ sẽ cần tiếp tục đẩy giá cổ phiếu để tái cấu trúc tài chính và đây là nơi cả nhà đầu tư và giới chủ sẽ gặp nhau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận