menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Trà

Tràn lan hàng giả, không rõ xuất xứ: bảo vệ người tiêu dùng thế nào?

Trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.256 vụ, xử lý 2.103 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm. Xử lý vi phạm hành chính hơn 6,1 tỉ đồng, trị giá tang vật thu giữ hơn 9,6 tỉ đồng, các mặt hàng giả, không rõ xuất xứ gồm nhiều chủng loại như bánh kẹo, rượu bia, hoa quả, động vật…

Sáng 18/7, Vụ thị trường trong nước phối hợp với Báo Công thương, Bộ Công thương tổ chức hội thảo: “Ngành công thương đảm bảo công tác an toàn thực phẩm vì quyền lợi người tiêu dùng” nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách về công tác quản lý thị trường.

Tràn lan hàng giả, không rõ xuất xứ: bảo vệ người tiêu dùng thế nào?
Tràn lan hàng giả, không rõ xuất xứ: bảo vệ người tiêu dùng thế nào?

Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn phổ biến, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng gây nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng.

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, các hành vi vi phạm chủ yếu về an toàn thực phẩm là hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vận chuyển gia súc, gia cầm bị bệnh, làm giả nhãn mác hàng hóa…

Những nơi thường xảy ra các vụ vi phạm lớn chủ yếu tập chung tại các thành phố và vùng phụ cận nơi tập đông dân cư, có nhu cầu lớn về thực phẩm như Hà Nội, TP. HCM, các cửa khẩu như Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai…

Trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.256 vụ, xử lý 2.103 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm. Xử lý vi phạm hành chính hơn 6,1 tỉ đồng, trị giá tang vật thu giữ hơn 9,6 tỉ đồng, các mặt hàng giả, không rõ xuất xứ gồm nhiều chủng loại như bánh kẹo, rượu bia, hoa quả, động vật…

Theo Ths. Vũ Hoàng Minh, trưởng Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT, khung pháp lý về an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã được xây dựng, các bộ, ban ngành như Bộ Y Tế, Bộ NN&PTNT,… ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng làm sao để bảo vệ tốt cho NTD vẫn là vấn đề nan giải.

“Được bồi thường thiệt hại là một trong 8 quyền của người tiêu dùng, tuy nhiên để đòi lại quyền lợi vẫn còn nhiều gian nan. Ví dụ như vụ việc 190 người bị ngộ độc do ăn bánh mỳ kẹp thịt ở Bến Tre mấy năm trước, phải sau 2 năm kiên trì, 2 lần xét xử sơ thẩm bị tòa bác đơn. Hội BVQL NTD tỉnh Bến Tre mới giúp người dân thắng kiện và được tiệm bánh mỳ Minh Tuyến bồi thường.”, THs. Vũ Hoàng Minh nói.

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Lê Việt Nga, phó vụ trưởng vụ Thị trường trong nước cho biết, hệ thống chợ nước ta hiện nay chủ yếu là chợ hạng III (chiếm 86%), cơ sở vật chất lạc hậu, tập quán kinh doanh nhỏ lẻ dẫn đến việc khó kiểm soát nguồn hàng, không đảm bảo ATTP.

“Năm 2019, Bộ Công thương đang triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng điểm bán hàng bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ”. Đồng thời, Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Các doanh nghiệp cần sản xuất các sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật hoặc áp dụng các mô hình tiên tiến như GMP, VietGap, HACCP, ISO… nhằm tạo nguồn cung bảo đảm an toàn thực phẩm ra thị trường.” – Tiến sĩ Nga nói.

Được biết, Bộ Công thương là một trong 3 đơn vị được Chính phủ giao triển khai công tác quản lý nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian vừa qua, bộ Công thương đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan xây dựng các chương trình, ban hành văn bản về ATTP.

Cụ thể, Bộ Công thương đã triển khai Hệ thống thông tin ATTP quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo về ATTP, xây dựng chuyên mục ngon sạch 3 miền. Tổ chức các chương trình kết nối tiêu thụ nông sản, tuần hang đặc sản tại hệ thống các siêu thị. Nhưng trên hết, người tiêu dùng vẫn mong chờ vào việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm định chất lượng và có chế tài bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả