Trái phiếu - Cơn hoảng loạn của nhà đầu tư
Thời điểm hoảng loạn có lẽ sẽ tiếp tục ở phía trước khi những thông tin về trái phiếu, ng dân biểu tình sẽ dồn dập ở thời điểm cuối năm. Có lẽ thời điểm đó, chính phủ sẽ có các chính sách về trái phiếu mới để ít nhất trấn an dư luận, đảm bảo an sinh xã hội.
1/ Thị trường trái phiếu của VN chưa phát triển, chưa có sàn giao dịch chuẩn hóa. Và cũng lần đầu tiên trong cuộc đời mình thấy mua bán trái phiếu nó biến động khủng khiếp. Đúng nghĩa là 1 sàn không biên độ và phản ánh cung cầu 1 cách cực kỳ rõ nét. 1 Phiên giảm 40 -50% giá trị trái là có thật.
2/ Tại thời điểm ngày 16.11 Trái phiếu Nova còn thời hạn 8.1 tháng được rao báo với lãi suất lên đến 50% ( Nhiều người mua trái để hưởng lãi suất cao hơn bank đã phải bán cắt lỗ -40% NAV để bảo toàn vốn thu tiền mặt) .... Trái MSN, VIC cũng lên đến 28-31% ( Tương tự như trái của NVL) ... Có lẽ tâm lý hoang mang sau những vụ bể trái phiếu gần đây khiến cắt lỗ mạnh tay quá.
3/ Các quỹ đầu tư trái phiếu cũng không ngoại lệ. Sau những năm tỷ suất sinh lời ổn định. Các quỹ bắt đầu bị rút ròng. Tiêu biểu là TCBF ngày 16.11 chính thức lỗ 9.1% trong 03 tháng dần nhất. NAV của quỹ cũng bị rút hơn 6K tỷ so với đỉnh điểm. Anh em sẽ hỏi là mua trái phiếu mà cũng lỗ được à. Lỗ chứ, lỗ thật đó anh em ạ.
Điều này lý giải là do nhà đầu tư rút tiền lượng lớn, quỹ buộc phải thanh lý trái trước đó với giá cắt lỗ làm cho lợi nhuận của quỹ sụt giảm.
4/ Mới đây thêm 1 tập đoàn S gửi công văn cho nhà đầu tư yêu cầu giãn thời gian trả nợ trái phiếu, hoặc chuyển đổi sang BĐS của công ty.
Cái này cũng đúng thôi mà. Tiền bán trái phiếu đầu tư BĐS rồi, giờ anh em đòi gấp, đất không bán được thì lấy đâu ra tiền trả anh em. Vậy nên, hoặc là phải phát hành thêm để trả. Cái này khó như lên trời rồi. Và PÁ 2 thì anh em biết rồi. Khất nợ....
5/ Xử lý như nào cục Trái phiếu này sẽ mất nhiều năm và khó xử lý dứt điểm được.
Còn nhớ cục nợ xấu 2012 với các bank. Các bank đã mất 5 năm để xứ lý kèm theo PA của VAMC và DATC ra đời.
Với trái phiếu này phức tạp hơn. Khác với bank, người chủ sở hữu nợ xấu là 1 cá thể, với Trái phiếu, trái chủ là số lượng rất lớn các nhà đầu tư. Làm sao để tìm được tiếng nói chung với 60K nhà đầu tư trái phiếu của VTP..... Điều này gần như không thể. Cách gỡ có lẽ phải thành lập 1 công ty, gom trái phiếu về 1 mối rồi xử lý. Và cách này có lẽ phải mất vài năm mới thành hiện thực được...
Tất nhiên, cái gì rồi cũng có giải pháp, nhưng nó chưa có luôn và ngay trong thời gian ngắn với cục Trái phiếu này.
6/ Với quan điểm hiện tại của chính phủ, để thị trường vận hành 1 cách bình thường thì có lẽ cơn hoảng loạn sẽ tiếp tục. Nhưng nếu qua được thời điểm khó khăn nhất. Khi các tổ chức phát hành lớn cam kết và trả gốc lãi đầy đủ. Khi những nhà đầu tư bắt đáy trái phiếu nhận về lợi nhuận lớn thì niềm tin sẽ trở lại...
Nhưng BTC đã nói. Trái phiếu là cuộc chơi rủi ro dành cho NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP. Vậy nên, khi chơi món này, anh em phải biết mình đã chuyên nghiệp chưa, rủi ro như nào, lợi nhuận ra sao nhé.
7/ Chúng ta làm gì với tại thời điểm này.
Với người cầm trái thì phải biết chúng ta ĐANG CẦM CÁI GÌ.
Người cầm trái xấu thì có lẽ việc ra báo chiết khấu giá cao là việc làm đúng. Việc xử lý VTP, THM có lẽ sẽ mất nhiều năm. Cắt lỗ 50 -60% và dành phần tiền còn lại trong thời gian đó để làm việc khác cũng là 1 giải pháp HỢP LÝ
Anh em cầm những trái tốt như MSN, có lẽ không cần phải hoảng loạn bán. Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu thấp, Anh em bán hoảng loạn phải cắt lỗ tỷ lệ lớn trong khi ban đầu chấp nhận mức lãi suất thấp.
Anh em cầm tiền có lẽ là canh bắt đáy. Tỷ lệ chắc là 10 -20% NAV. Cơn hoảng loạn thì chúng ta mới có cơ hội mua được trái MSN với giá 3X%. Rủi ro là có, nhưng với ai chấp nhận được rủi ro thì có lẽ đó là cái giá hợp lý. Tớ cũng làm tý và tiếp tục canh ở cái thị trường thanh khoản thấp này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận