menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Hải

Trái phiếu các nước mới nổi gặp khó khi dịch COVID-19 lây lan quá mạnh

Các nước kém phát triển châu Á hiện đang có tiến trình rất chậm trong việc tiêm vắc xin cho người dân nước họ, đồng thời họ gặp khó khi số lượng ca nhiễm mới và số ca tử vong do COVID-19 tăng lên.

Việc biến chủng delta lây lan mạnh khắp châu Á đang gây sức ép lên tình hình nợ nần của các nước mới nổi, đang phát triển trong khu vực..

Theo WSJ, những tháng gần đây, nhà đầu tư đã yêu cầu phải nhận được lợi suất cao hơn với trái phiếu do chính phủ các nước Đông Nam Á phát hành. Gần đây, số lượng ca nhiễm COVID-19 tại các nước Đông Nam Á không ngừng tăng lên.

Chính phủ các nước đã áp dụng các biện pháp phong tỏa hoặc giãn cách xã hội ở cấp độ cao nhất, các biện pháp đã làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế. Cùng lúc chính phủ các nước phải chi tiêu nhiều hơn để hỗ trợ cho công dân và các doanh nghiệp.

Theo tính toán của FactSet, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ loại dài hạn với trái phiếu cùng kỳ hạn của Indonesia hay Philippines đã tăng thêm từ 0,3 đến 0,6 điểm phần trăm tính từ giữa tháng 5/2021.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu bằng đồng USD giữa trái phiếu chính phủ Mỹ và Malaysia cũng đã nới rộng. Cả ba nước này đều được xếp hạng đầu tư, lợi suất trái phiếu của họ đáo hạn trong 20 năm hiện đang dao động trong ngưỡng từ 2,7% đến 3,5%.

Một phần biến động của lợi suất trái phiếu trong thời gian gần đây có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư toàn cầu hoài nghi về sức mạnh của kinh tế Mỹ trong những năm tới. Quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong những tháng gần đây cho biết họ có thể bắt đầu thu hẹp lại chính sách tiền tệ nới lỏng và giảm tốc độ mua trái phiếu.

Đồng USD đồng thời tăng giá, chính vì vậy việc phát hành trái phiếu của các nước trở nên đắt đỏ hơn, theo trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á tại ngân hàng ANZ – ông Khoon Goh.

Trong khi một số nước ở phương Tây hiện đang hưởng lợi từ việc tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao, nhóm các nước kém phát triển châu Á hiện đang có tiến trình rất chậm trong việc tiêm vắc xin cho người dân nước họ, đồng thời họ gặp khó khi số lượng ca nhiễm mới và số ca tử vong do COVID-19 tăng lên.

Số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ lập đỉnh vào đầu tháng 5/2021, đến giờ đây, Indonesia lại đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm tệ hại nhất gây quá tải các bệnh viện.

Cùng lúc đó, số lượng ca lây nhiễm mới tại Philippines và Malaysia cũng tăng mạnh, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Số lượng ca nhiễm mới ở Thái Lan và Việt Nam hiện cũng tăng cao. Chính phủ nhiều nước châu Á đã gặp khó trong tiếp cận với vắc xin COVID-19 và đang cố gắng để đẩy nhanh tốc độ tiêm trong dân số.

Tại Trung Quốc, nơi mà virus corona được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, nhiều ổ dịch COVID-19 mới liên quan đến biến chủng delta đã được phát hiện. Tình trạng lây nhiễm COVID-19 lây lan mạnh khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Tình trạng bùng dịch COVID-19 tại nhiều khu vực kém phát triển của châu Á đã làm giảm đi những sự lạc quan mà nhiều nhà đầu tư có được ở thời điểm đầu năm nay. Khi đó, khoảng thời gian tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 dường như đã qua đi, rủi ro tín dụng dịu đi, chính phủ và nhiều doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi không ngừng bán trái phiếu.

Từ đó đến nay, quá nhiều điều đã thay đổi, biến động mới nhất trên thị trường trái phiếu USD đặc biệt của nhóm các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư với thị trường tín dụng châu Á nói chung.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả