Trái phiếu BĐS: Khe cửa hẹp để các ngân hàng lách Room tín dụng?
Với việc NHNN đang ra một số các chính sách để siết chặt dòng vốn vào thị trường BĐS như giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn từ 45% xuống còn 40%, hay siết room tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 khiến nhiều Ngân hàng phải loay hoay tìm cách xin nới thêm room như VPBbank ( 12 lên 16% ), Techcombank ( 13 lên 17% ), ACB ( 13 lên 17% ), VIB, STB, MBB,.. hoặc cũng sẽ phải tìm cách “lách” room tín dụng.
Vậy các ngân hàng sẽ tìm cách “ lách” room tín dụng bằng cách nào để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của mình?
Có thể thấy thời gian gần đây thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên rất sôi động. Bản chất trái phiếu doanh nghiệp là một giấy nhận nợ của doanh nghiệp phát hành ra để huy động vốn với một mức lãi suất nhất định. Đặc biệt hot nhất trên thị trường hiện nay là lãi suất trái phiếu DN bất động sản đang là nhóm cao nhất, thường trên 10%/năm, cao nhất lên tới 14,5%/năm. Nếu như các ngân hàng đang bị hạn chế tăng trưởng tín dụng thì hoàn toàn có thể “lách” bằng cách cho vay Doanh nghiệp thông qua việc mua lại trái phiếu của các DN bất động sản.
Thực tế ra sao?
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê các doanh nghiệp đã phát hành được 89.000 tỷ đồng trái phiếu, tăng trưởng tới 34% so với cùng kỳ. Trong số các ngân hàng thì TCB là ngân hàng có số dư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất lên đến 66.000 tỷ, tiếp đến là BIDV với 22.000 tỷ nhưng tốc độ tăng trưởng lượng trái phiếu DN này trong của 6 tháng đầu năm 2019 của hai ngân hàng này lại không cao ( BIDV giảm 6% ). Nhưng cũng phải nói lại là giá trị trái phiếu đầu tư của TCB năm 2018 đã tăng gấp 3 lần so với 2017 và đem lại nguồn thu cực lớn cho ngân hàng này.
Tốc đột tăng trưởng giá trị trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong nửa đầu năm 2019 lại là MBB. MBB là một trong số những ngân hàng mua lại hầu hết các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS.
VD: MBBank mua 100 tỷ đồng trái phiếu của Cáp treo Bà Nà, 180 tỷ đồng trái phiếu của PQC Convention và gần đây nhất là mua lại 550 tỷ trái phiếu của công ty BĐS Phát Đạt.
Việc các ngân hàng có xu hướng mua lại trái phiếu phát hành của doanh nghiệp một cách ồ ạt trong thời gian gần đây theo cá nhân tôi cũng có thể là một hình thức “lách” để đạt được tăng trưởng tín dụng. Và với mức lãi suất hấp dẫn hiện nay của thị trường trái phiếu thì các ngân hàng cũng đang tích cực huy động để giải ngân vào tài sản này. Tuy nhiên nếu hoạt động này không được kiểm soát một cách chặt chẽ thì hoàn toàn sẽ có nợ xấu phát sinh từ những khoản đầu tư trái phiếu tưởng chừng như an toàn này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận