Trái phiếu – mở lối đi cho doanh nghiệp
Theo nghị định 65/2022/NĐ-CP không siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như nhiều ý kiến lo ngại trước đó, kỳ vọng sẽ giúp thị trường này dần khởi sắc trở lại, dù thị trường có cần thời gian để thích nghi với các quy định mới.
Lo ngại cho thị trường trái phiếu
Tệp khách hàng thường rất đặc thù trong mảng trái phiếu, chủ yếu sẽ dành cho những tổ chức và doanh nghiệp có vốn nhàn dỗi đầu tư vào. Còn với những nhà đầu tư cá nhân không có nhiều, thường họ đã quan với thị trường tài chính cũng như có sự hiểu biết về kênh đầu tư này, vẫn có sự hấp thụ tốt.
Vài tháng gần đây, đợt phát hành trái phiếu đang sụt giảm nên hoạt động phân phối của công ty cũng chững lại, khiến cho công ty chứng khoán lúng túng trong việc làm thế nào xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp theo quy định mới, đó là danh mục chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng trong thời gian tối thiểu 180 ngày, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoasnt hực hiện giao dịch mua bán lại.
Mặt khác, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thường “hạ nhiệt” khi các văn bản pháp luật mới được ban hành, vì cần có thời gian để thích nghi. Giám đốc tư vấn tại một công ty chứng khoán khác nhận xét, quy định “thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán, tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên” tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP giúp giảm thời gian chào bán và phân phối trái phiếu (quy định cũ là tối đa 90 ngày), nhất là với những trái phiếu phát hành nhiều đợt (quy định cũ là tối đa 12 tháng), phù hợp với mục đích đầu tư dự án vốn có đặc điểm là thời gian triển khai kéo dài, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng vốn giải ngân, nhưng có thể gây khó khăn và làm tăng chi phí vốn.
Đáng lưu ý, việc bổ sung một số quy định về hồ sơ, phương án phát hành và chế độ công bố thông tin, báo cáo, đồng thời nâng điều kiện về nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tạo ra thách thức cho số lượng các đợt phát hành trái phiếu sắp tới, đặc biệt là khối bất động sản (Top 2 về phát hành trái phiếu, chỉ sau ngân hàng). Áp lực khi trái phiếu cũ dần đáo hạn Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, cuối năm 2022 và năm 2023 - 2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu đáo hạn. Đặc biệt, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản thấp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng.
Thực tế gần đây cho thấy, một số doanh nghiệp đã phải xin gia hạn thời gian thanh toán trái phiếu do gặp áp lực dòng tiền. Doanh nghiệp bất động sản được cho là sẽ khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, trong khi nguồn từ phát hành trái phiếu thời gian qua suy giảm và thời gian tới không dễ huy động vì các quy định mới (vừa qua, một số doanh nghiệp như Tracodi đã phải dừng triển khai phương án phát hành trái phiếu do chưa phù hợp với Nghị định 65/2022/NĐ-CP), đó là chưa kể sức hấp thụ của thị trường bất động sản trong 2 năm tới dự kiến không cao.
Việc các doanh nghiệp tăng cường huy động vốn trái phiếu giai đoạn 2019 - 2021 làm gia tăng áp lực đáo hạn kể từ năm 2022. Năm 2023 và 2024, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu lần lượt là 374.300 tỷ đồng và 381.200 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, lần lượt đạt 120.400 tỷ đồng (32,1%) và 121.100 tỷ đồng (32%).
Trong giai đoạn 2020 - 2021, các doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn chủ sở hữu dưới 20.000 tỷ đồng có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (CFO) dương; còn nhóm doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 1.000 - 5.000 tỷ đồng có tổng CFO âm trong năm 2021 và quý I/2022.
Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận