24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Mai Xuyên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trái chiều trích lập dự phòng, ngân hàng nào 'khoẻ' nhất?

Trong khi nhiều ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng và gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, thì không ít đơn vị vẫn chưa chú trọng hoạt động này trong 2 quý đầu năm.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa có báo cáo về ngành ngân hàng. Theo đó, YSVN nhìn nhận hầu hết các ngân hàng đều trích lập dự phòng tương đối thấp trong quý I, điều này phần nào đã giúp thúc đẩy lợi nhuận trong kỳ. Tổng chi phí trích lập dự phòng trong quý I ở mức 21.500 tỷ đồng, giảm 13% so với quý trước và tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào thời điểm đó, YSVN cho rằng việc giảm trích lập dự phòng trong bối cảnh nhiều khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi COVID-19 không phải là bước đi hợp lý.

Tuy nhiên, đến quý II, các ngân hàng đã “mạnh tay” gia tăng dự phòng do rủi ro liên quan đến đại dịch gia tăng. Tổng dự phòng trong quý II ở mức 33.400 tỷ đồng, tăng 55% so với quý trước và cao hơn 83% so với cùng kỳ năm trước.

Trái chiều trích lập dự phòng, ngân hàng nào 'khoẻ' nhất?

Tính riêng quý II/2021, dữ liệu cho thấy nhiều nhà băng có mức tăng trưởng chi phí dự phòng hơn 100%, cao nhất là CTG (+426%), rồi đến ACB (+129%), STB (+107%), xếp sau là LPB (+93%), ABB (+65%), VCB (+42%), MBB (+34%)...Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng lại giảm trích lập dự phòng trong quý, trong đó giảm mạnh nhất là VBB (-1.030%), NVB (-93%), EIB (-62%), TCB (-30%), VIB (-6%), VPB (-6%)...

Xét về tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR), dù hầu hết các ngân hàng tăng trích lập dự phòng trong quý II, nhưng không phải nhà băng nào cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao.

Trái chiều trích lập dự phòng, ngân hàng nào 'khoẻ' nhất?

Điểm chung có thể thấy, các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao là những nhà băng lớn với nền tảng vững mạnh, có thể hạn chế được sự suy giảm của chất lượng tài sản do ảnh hưởng của đại dịch.

Đơn cử, tỷ lệ LLR (quý II/2021) của VCB, đạt 352%, cao nhất ngành. Một số ngân hàng lớn khác cũng có tỷ lệ LLR cao như TPB (259%), ACB (208%), TCB (171%), MBB (236%), BID (131%), CTG (129%). Đối với nhóm vừa và nhỏ, duy nhất BAB (137%) có tỷ lệ LLR lớn hơn 100%.

Trong khi đó, phần còn lại có tỷ lệ LLR thấp hơn trung bình toàn ngành. VPB là nhà băng lớn duy nhất có tỷ lệ LLR chỉ là 45%. Cùng với BVB (45%), đây là 2 ngân hàng có tỷ lệ LLR thấp nhất. Ngoài ra, phải kể đến LPB (96%), HDB (88%), NAB (71%), KLB (68%), VIB (64%), ABB (55%), VBB (54%), EIB (50%), BVB (45%)...

Việc các ngân hàng tăng trích lập dự phòng trong quý II/2021 được coi là tín hiệu tích cực và phần nào thể hiện quan điểm quản trị thận trọng và an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, tỷ lệ LLR cao giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc giảm trích lập dự phòng và từ đó có thể tăng thu nhập trong giai đoạn 2021-2022 mà không làm giảm chất lượng tài sản.

Có thể thấy, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2021 và 2022 phần nào phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ từ những khoản nợ vay tái cơ cấu.

Do đó, những ngân hàng mạnh tay trích lập, gia tăng tỷ lệ LLR sẽ có nền tảng tài chính lành mạnh hơn và hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ sau đại dịch. Điều này cũng đồng nghĩa, các nhà băng này nhiều khả năng sẽ được NHNN cấp thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, mở thêm các phòng giao dịch, chi nhánh mới...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả