Trách nhiệm của ai?
Trong bối cảnh các gói kích cầu đang được cân nhắc, thì đầu tư công phải là mũi nhọn để cứu nền kinh tế đã rơi vào suy kiệt. Chính phủ đã liên tục họp và ra các giải pháp như quy trách nhiệm, lập ban chỉ đạo,… để tháo gỡ khó khăn, thúc ép các bộ ngành và địa phương tăng tốc giải ngân.
Phải nói rất thẳng thắn: Giải ngân đầu tư công giờ thuộc trách nhiệm của các chủ đầu tư là lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương chứ đâu phải ông bộ trưởng đâu tư hay ông bộ trưởng tài chính. Có phải mình các ông ấy tiêu ngân sách đâu!
Hơn nữa, các tỉnh cứ phong tỏa như vừa rồi thì tiền công trình đình đốn hết, có tiền cũng không tiêu được.
Tôi rất ấn tượng với phần trả lời chất vấn của ông Dũng, tư lệnh đầu tư, khi bị chất vấn liên tiếp về giải ngân chậm hôm cuối tuần.
Ông ấy nói một cách thẳng thắn và mạch lạc: “Tôi xin nói lại một lần nữa cho thật rõ vấn đề này để xem nó nằm ở đâu và trách nhiệm thuộc về ai. Hôm nay tôi có danh sách của 63 tỉnh, thành về tỷ lệ giải ngân, trong đó có khoảng 30 tỉnh, thành đến hết tháng 10 giải ngân dưới 60%. Nếu đại biểu nào cần làm rõ hơn tại sao ở các địa phương lại chưa giải ngân được thì các đồng chí, các vị đại biểu Quốc hội cũng như các đoàn đại biểu Quốc hội đây trả lời giúp cho chúng tôi những vấn đề đó, thật sự là nó nằm ở địa phương và nằm ở các khâu đó. Còn những gì thuộc trách nhiệm của trung ương, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi trên tinh thần cầu thị, đã phân cấp triệt để và chỉ làm những công tác quản lý nhà nước như vậy thôi”.
Nói như vậy không phải rũ trách nhiệm, mà cụ thể hóa trách nhiệm.
Song, ông ấy cũng nói về giải pháp: “Chúng tôi nghĩ các công tác này cần phải thực hiện tốt hơn, nhất là phải thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm túc hơn các nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt gần đây nhất là Nghị quyết 63 để chúng ta làm sao đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Thứ hai là trách nhiệm người đứng đầu. Chúng ta phải làm tốt cả công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng để đấu thầu, các công tác đó chúng ta phải làm nhanh hơn. Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng cũng phải phát huy tinh thần để hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc, thúc đẩy giải ngân. Tất cả những vấn đề đó chúng ta phải đồng bộ cả trên trung ương. Chúng tôi đang rà soát lại xem còn những vấn đề vướng mắc gì thì trong luật sửa các luật sắp tới tinh thần là tiếp tục hoàn thiện một bước nữa cho các thể chế liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công”.
Rõ ràng, việc thực hiện phải là các địa phương và các bộ, ngành chứ làm sao CP hay bộ nào đó xử lý được.
Có lẽ, CP nên triển khai mô hình hành chính công ở Quảng Ninh, nơi các cán bộ tiếp nhận, xử lý vướng mắc 24/24 để tháo gỡ mọi khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án. Những kinh nghiệm thành công từ thực tế đó sẽ đẩy nhanh vốn ra nền kinh tế.
Còn nếu không thì vốn chỉ loanh quanh trong kho bạc, trong ngân hàng trong khi doanh nghiệp chết lâm sàng, nền kinh tế kiệt quệ không ngóc lên được trước những rủi ro vĩ mô và đình lạm đang đe dọa phía chân trời 2022.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận