TP. Hà Nội: Nâng cao “sức khỏe” cho doanh nghiệp
Theo đại diện UBND Hà Nội, năm 2022, các ngành, địa phương trên địa bàn tiếp tục thực hiện chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong tình hình mới. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2022, Hà Nội sẽ tập trung các g
Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tính chung cả năm 2021, GRDP của thành phố tăng 2,92%, trong đó quý I tăng 6,43%; quý II tăng 5,63%; quý III giảm 6,89%; quý IV tăng 6,69%. Tăng trưởng GRDP năm nay đạt mức thấp so với kế hoạch (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%), nhất là trong quý III/2021 khi hầu hết các ngành, lĩnh vực bị suy giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp thì kết quả trên với xu hướng phục hồi tích cực trong quý IV/2021 là rất quan trọng, thể hiện tính chủ động, kịp thời, hiệu quả của thành phố trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh, sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng DN để thực hiện mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết, thời gian qua, cộng đồng này đã chịu nhiều tổn thất do đại dịch gây ra khiến nhiều DN phải tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể. Mặc dù các DNNVV luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của Chính phủ và thành phố trong giai đoạn dịch bệnh, song, phần lớn vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy các DN mong muốn Chính phủ, thành phố tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển DN.
Trên thực tế, từ đầu năm đến nay số lượng các DN thành lập mới có sự sụt giảm trong khi lượng DN dừng hoạt động tăng lên. Theo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2021 thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN cho 24,1 nghìn DN đăng ký thành lập mới, giảm 9% so với năm 2020; tổng số vốn đăng ký mới đạt 345,7 nghìn tỷ đồng, giảm 16%; thực hiện thủ tục giải thể cho 3,1 nghìn DN, tăng 22%; có 13,1 nghìn DN đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 29%. Số liệu trên cho thấy, “bức tranh” DN chưa có dấu hiệu khởi sắc. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại dịch khiến hầu hết DN đều rơi vào cảnh hoạt động đình trệ do thiếu nguyên liệu đầu vào, mất kết nối với chuỗi cung ứng, thiếu đơn hàng hoặc không thể hoàn thành đơn hàng đã ký với đối tác, trong khi chi phí liên quan đến phòng, chống dịch gia tăng. Do đó, trong năm 2022 cần có những giải pháp kịp thời hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển vươn lên.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2022, thành phố Hà Nội cam kết tiếp tục đồng hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa cùng với các DN, doanh nhân Thủ đô để vượt qua khó khăn thách thức, đón bắt các cơ hội, duy trì và tiếp tục vươn lên, phát triển ngày càng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của Thủ đô, xứng đáng với vai trò là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của Thủ đô và đất nước. Trước đó, UBND Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023 với ba mục tiêu chính, trong đó có hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thành phố yêu cầu thực hiện nhanh nhất các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; thúc đẩy chuyển đổi số trong DN…
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ, trong năm 2022, để hỗ trợ DN cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển, ngành Công thương Thủ đô sẽ thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối trên địa bàn thành phố; tăng sức mua của thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển logistics trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025. Đồng thời, nỗ lực đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư các loại hình thương mại đảm bảo phù hợp với quy hoạch, chú trọng công tác đầu tư, sửa chữa cải tạo các chợ theo kế hoạch đã được phê duyệt; hỗ trợ giúp đỡ các DN phân phối phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại; tập trung phát triển thương mại văn minh, hiện đại; phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, phục hồi và khai thác có hiệu quả các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại bằng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025...
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong bối cảnh thời gian tới, tình hình dịch Covid-19 được khống chế, 33,8% số DN dự kiến quý I/2022 sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 21% số DN dự báo khó khăn hơn và 45,2% số DN cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó: 90,9% số DN khu vực Nhà nước dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2022 sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý IV/2021; tỷ lệ này ở khu vực DN ngoài Nhà nước và DN FDI lần lượt là 78,9% và 75,6%. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận