TOSHIBA: Gây dựng 70 năm, mất mình chỉ trong 1 thập kỷ
Toshiba vừa đồng ý bán mình giá hơn 15 tỷ đô. Một giá quá rẻ cho một ông lớn công nghệ từng hàng đầu Nhật Bản. Đó là hệ quả từ nhiều yếu tố, từ kém may mắn cho đến cũ kỹ trong tư duy.
Từ bóng đèn đến máy tính xách tay
Quay trở lại khoảng tám thập niên trước, lúc đó Toshiba là nhà tiên phong trong việc khai phá công nghệ. Mặc dù nếu tính cặn kẽ, thì Toshiba bắt đầu từ cuối những năm 1800 trong mảng thiết bị điện báo, thế nhưng Toshiba của ngày nay bắt đầu từ năm 1939, dưới sự hợp nhất giữa Công ty Điện lực Tokyo (Tokyo Electric) và Công ty Kỹ thuật Shibaura (Shibaura Engineering Works).
Những công ty này đều là người đổi mới trong thời đại của họ. Chẳng hạn năm 1921, Tokyo Electric phát minh bóng đèn hai cuộn dây đầu tiên trên thế giới, một sáng kiến vẫn còn được sử dụng hiện nay ở hầu hết bóng đèn sợi đốt. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, thực thể mới sáp nhập, tức Toshiba lúc đó, bắt đầu phát triển công nghệ trong máy ghi hình video, máy thu hình, điều hòa, thậm chí thiết bị xử lý thư cơ giới hóa.
Toshiba nổi lên ở phạm vi toàn cầu trong những năm 1980 và 1990. Đây là khoảng thời gian chính phủ Nhật cung cấp những khoản vay giá rẻ, trợ cấp và hạn chế cạnh tranh nhằm thúc đẩy các ông lớn ngành công nghệ trong nước có thể xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài.
Toshiba đạt đến đỉnh cao vào năm 1985 với sản phẩm T1100, máy tính xách tay dành cho thị trường đại chúng đầu tiên. Mặc dù trước đó Toshiba và các công ty khác đã từng cho ra máy tính xách tay, thế nhưng T1100 là mẫu máy “tương thích với IBM” đầu tiên trên thế giới. Hay nói cách khác, chiếc máy này chứa những thành phần và phần mềm tương tự như máy tính để bàn IBM cực phổ biến ở thời đó.
Khả năng này khiến T1100 gây sốt thị trường. Không chỉ đạt mục tiêu bán được 10.000 chiếc trong vòng 1 năm, vốn là con số đầy tham vọng lúc đó, mà T1100 còn là nhân tố mở đường cho máy tính xách tay thời hiện đại. Từ đây sản phẩm được thuận lợi bán ra thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, Toshiba còn là công ty tiên phong trong thời kỳ bùng nổ chất bán dẫn những năm 1980. Một cách vô tình, Toshiba sáng chế ra bộ nhớ NAND flash, thành phần cốt lõi trong hầu hết các sản phẩm phần cứng hiện tại.
Năm 1985, kỹ sư Fujio Masuoka của Toshiba tham gia Hội nghị Lập trình viên Điện tử Quốc tế ở California và giới thiệu dự án cá nhân bên lề của ông. Đó là một con chip bộ nhớ có thể lưu trữ và giữ lại dữ liệu mà không cần nguồn điện, thay thế cho ổ cứng.
Bản thân Masuoka không nhận được khen thưởng cá nhân cho khám phá của mình, thế nhưng Toshiba lại gặt hái được nhiều lợi ích. Con chip này trở thành một phần quan trọng trong camera kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, điện thoại thông minh và ổ USB flash. Cho đến ngày nay Toshiba vẫn là một trong những đơn vị sản xuất NAND hàng đầu.
Trong giai đoạn những năm 1990 và 2000, Toshiba là một trong những nhà cung cấp máy tính xách tay hàng đầu thế giới. Máy tính Toshiba xuất hiện trên các kệ hàng điện tử khắp thế giới. Đến năm 2007, công ty chiếm 17,8% doanh số máy tính tại các cửa hàng bán lẻ trên khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên sau đó chỉ trong vòng 10 năm, những yếu tố từng đưa Toshiba trở thành tiên phong ngành công nghệ lại biến công ty này thành một tập đoàn cồng kềnh, không ăn nhập với nhau.
Internet giết chết máy tính
Bắt đầu từ những năm 2000, internet phổ biến khiến người tiêu dùng mong muốn có một chiếc máy tính hơn bao giờ hết. Điều này tạo cơ hội cho những nhà sản xuất hợp đồng cấp thấp từ Đài Loan như Acer và Asus bắt đầu bán máy tính xách tay và linh kiện điện khác dưới thương hiệu nội địa. Tiếp theo là đến Lenovo và một loạt thương hiệu vô danh khác từ Trung Quốc chào bán sản phẩm của đối thủ với mức giá thậm chí còn thấp hơn. Và ngày nay, việc những cái tên Acer, Asus, Lenovo mới nổi tiếng hơn trong mảng máy tính, chứ không phải là các thương hiệu Nhật Bản, đã chứng minh được rằng người tiêu dùng ưu tiên giá cả nhất, chứ không phải độ uy tín của thương hiệu.
Sức ép cạnh tranh cùng đại suy thoái 2008 khiến Toshiba bị ảnh hưởng nặng nề. Theo báo cáo tài chính, từ năm 2007 đến 2015, doanh thu bộ phận PC của công ty giảm đến 80%, gây nên lỗ chồng chất.
Năm 2010, Toshiba bắt đầu sản xuất TV. Đến năm 2015, hãng rút khỏi thị trường nước ngoài. Năm 2016, Toshiba tuyên bố rút hoàn toàn khỏi thị trường PC bên ngoài Nhật Bản, chỉ tập trung bán cho các doanh nghiệp. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu IDC cho thấy thị phần Toshiba trên thị trường PC toàn cầu giảm từ 20% năm 1996 xuống chỉ còn 5% năm 2016.
Còn nữa...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận