24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Hưng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Top 10 ngân hàng có “bộ đệm” dự phòng nợ xấu tốt nhất

Ngân hàng nào có “bộ đệm” dự phòng nợ xấu tốt nhất?

Thống kê cho thấy phần lớn các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm trong 3 tháng đầu năm 2023. Có 10 ngân hàng duy trì được tỷ lệ này trên 100% tại thời điểm cuối quý 1.

Top 10 ngân hàng có “bộ đệm” dự phòng nợ xấu tốt nhất
Ảnh: Nhịp sống thị trường

Tại một Hội thảo về nợ xấu gần đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay rất đáng lo ngại, trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, kinh tế toàn cầu có biểu hiện suy thoái. “Một số doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này dẫn đến ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu theo tôi thời gian tới sẽ tiếp tục tăng”, ông Hùng nói.

Theo VNBA, mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế một số khoản nợ về nguyên tắc đã trở thành nợ xấu nhưng được cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ,…

Trước lo ngại nợ xấu mới phát sinh thì bộ đệm dự phòng của các ngân hàng càng được quan tâm hơn hết. Tuy nhiên thống kê cho thấy, phần lớn các ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR - dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu nội bảng) suy giảm trong 3 tháng đầu năm 2023. Nguyên nhân là nợ xấu gia tăng mạnh với tốc độ nhanh hơn trích lập dự phòng.

Hiện Vietcombank vẫn là ngân hàng có bộ đệm dự phòng cao nhất với tỷ lệ LLR đạt 321% vào cuối tháng 3/2023. Đây cũng là một trong những ngân hàng hiếm hoi tiếp tục tăng tỷ lệ này trong quý 1 năm nay. Trước đó, giữa năm 2022 Vietcombank từng thiết lập kỷ lục về tỷ lệ bao phủ nợ xấu, đạt 506%, tức cứ 1 đồng nợ xấu thì dự phòng tới 5 đồng. Vietcombank cũng thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống, ghi nhận ở mức 0,85%.

Trong khi đó, tỷ lệ LLR của MB và BIDV sụt giảm đáng kể xuống lần lượt 171% và 138%. Hai ngân hàng này từng duy trì được trên mức 200% vào cuối năm 2022, thậm chí như MB từng đạt tới 400% đầu năm 2022 và chỉ đứng sau Vietcombank.

VietinBank cũng không ngoại lệ, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng từ 188% sụt giảm xuống 173% trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn nằm trong Top 3 về bộ đệm dự phòng nợ xấu.

Bất ngờ nhất có lẽ là BacABank, một ngân hàng nhỏ nhưng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống (195%), đồng thời cũng có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp (0,56%). Trong nhiều năm gần đây, nhà băng này liên tục nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống, bên cạnh những “tên tuổi” lớn như Vietcombank, MB, ACB, HDBank, Techcombank,…

Một số ngân hàng khác cũng duy trì tỷ lệ LLR trên mức 100% có thể kể đến Techcombank (134), ACB (117%), LPBank (111%), SeABank (105%) và Sacombank (104%).

Trái ngược với BacABank, phần lớn các ngân hàng nhỏ khác hiện nay có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới mức 100%, thậm chí có đến 9 nhà băng dưới mốc 50%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả