Tổng tống Nga công nhận độc lập hai khu vực ly khai Ukraine, giá ngũ cốc tăng vọt
Thị trường hàng hóa thế giới cuối tuần qua trải qua phiên giao dịch kém khởi sắc. Nguồn cung thu hẹp tại Nam Mỹ vẫn là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của ngô và đậu tương trong phiên giao dịch cuối tuần.
Diễn biến thị trường ngày 18/02
Bên cạnh đó, lực mua đậu tương từ Trung Quốc cũng là một yếu tố hỗ trợ cho giá. Giá dầu thô và giá lúa mì tiếp tục chịu tác động trái chiều từ nhiều nguồn thông tin trên thị trường về cục diện chính trị Nga và Ukraine. Giá đường chịu áp lực giảm với kỳ vọng sản lượng đường toàn cầu sẽ ở hồi phục trong niên vụ mới. Thị trường Mỹ đã bắt đầu giao dịch trở lại sau ngày nghỉ lễ “Presidents Day”.
Thông tin chung
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã công nhận độc lập tại hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và ra lệnh cho quân đội Nga triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình tại đây. Việc này đã đẩy nhanh một cuộc khủng hoảng mà phương Tây lo ngại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn.
Tổng thống Joe Biden sẽ cấm các tổ chức tài chính hay ngân hàng của Mỹ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng lớn của Nga nếu Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ sử dụng hình phạt mạnh mẽ nhất của mình đối với một số cá nhân và công ty Nga bằng cách đưa họ vào danh sách Công dân được chỉ định đặc biệt (SDN), và loại bỏ họ ra khỏi hệ thống ngân hàng Mỹ, cấm họ giao dịch với người Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ.
Thủ tướng Anh Boris hôm qua đã cho biết ông sẽ chấm dứt tất cả các hạn chế coronavirus ở Anh, bao gồm cả việc bắt buộc tự cách ly đối với những người mắc COVID-19 và xét nghiệm miễn phí. Phát biểu này đã thu hút sự hoài nghi từ một số nhà khoa học và các đối thủ chính trị.
Các thị trường cũng đang mong đợi sự thắt chặt mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khi lạm phát gia tăng. Biện pháp ưu tiên của Fed về lạm phAát sẽ được đưa ra vào cuối tuần này và mức độ lạm phát được dự báo tăng hàng năm là 5.1% - đây là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1980.
Lịch sự kiện
Phân tích kỹ thuật
1. Nhóm năng lượng
Giá dầu tăng hôm thứ Hai do những lo ngại liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong khi đó, các bộ trưởng của các nước sản xuất dầu Ả Rập hôm Chủ nhật cho biết OPEC+ nên tuân theo thỏa thuận hiện tại về việc bổ sung sản lượng dầu 400,000 thùng/ngày (bpd) mỗi tháng, để giảm áp lực lên giá dầu. Việc tăng giá cũng bị hạn chế do khả năng Iran cung cấp hơn 1 triệu thùng/ngày.
Đánh giá: Tích cực
2. Đường
Việc ép mía ở Maharashtra, Ấn Độ, đang ở giai đoạn cuối mùa vụ và các nhà máy có khả năng sẽ sớm đóng cửa hoạt động ép mía. Theo ủy ban đường, tính đến ngày 17/02, bang này đã sản xuất 8.79 triệu tấn đường từ 86.1 triệu tấn mía với tỉ lệ thu hồi đường 10.21%.
Đánh giá: Tiêu cực
3. Đậu tương
Theo thông tin từ AgRural, việc thu hoạch đậu tuơng tại Brazil đã hoàn thành trên 33% diện tích gieo trồng ước tính, tăng 9 điểm phần trăm so với tuần trước. Bất chấp tình hình thời tiết, tốc độ thu hoạch đậu tương vẫn vượt xa so với cùng kì năm ngoái, khi đậu tương được trồng muộn và việc thu hoạch mới hoàn thành 15% trong cùng giai đoạn.
Trong khi đó, theo thông tin từ Hải quan Brazil, quốc gia này đã xuất khẩu 1.7 tấn đậu tương trong tuần thứ ba của tháng Hai, nâng tổng số xuất khẩu trong tháng lên mức 3.3 triệu tấn, tăng 28.1% so với cùng kì năm ngoái. Con số này cũng cao hơn đáng kể so với con số 1.3 triệu tấn của tuần trước đó, giúp cho luỹ kế xuất khẩu tháng Hai năm nay vượt xuất khẩu đậu tương tháng 02/2021 của Brazil (2.6 triệu tấn).
Đánh giá: Tích cực
4. Lúa mì
Trong báo cáo trồng trọt mới nhất của mình, Bộ Công nghiệp Chính và Khu vực Nam Úc (PIRSA) đã dự báo sản lượng lúa mì của vùng Nam Úc niên vụ 2021/22 sẽ giảm 5.5% so với niên vụ trước nhưng vẫn cao hơn trung bình 5 năm. Cụ thể, sản lượng dự kiến của vùng Nam Úc niên vụ 2021/22 theo PIRSA sẽ đạt 4.7 triệu tấn, giảm 0.2 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm gần nhất là 4.4 triệu tấn.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Nga, xuất khẩu lúa mì của quốc gia này đạt 900 nghìn tấn trong tuần thứ 3 của tháng 2, cao hơn so với tuần trước. Tuy nhiên, luỹ kế xuất khẩu cả niên vụ của Nga chỉ mới đạt 25.2 triệu tấn, thấp hơn 24% so với cùng kì năm ngoái. Theo phân tích dữ liệu tàu hàng từ Agricencus, Iran là quốc gia nhập khẩu nhiều lúa mì nhất từ Nga trong niên vụ này, với luỹ kế 6.4 triệu tấn tính từ đầu tháng 07/2021.
Đánh giá: Tích cực
5. Ngô
Vụ ngô safrinha thứ hai đã hoàn thành 53% việc gieo trồng ở vùng Trung Nam Brazil, gấp đôi so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, theo thông tin từ Agrural, quá trình trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do có quá nhiều mưa ở Mato Grosso và khô hạn ở Paraná, miền Nam bang Mato Grosso do Sul và 1 phần của bang Sao Paulo. Nếu tính toàn bộ ngô vụ hè 2021/22, việc gieo trồng đã hoàn thành 29% ở vùng Trung Nam Brazil tính đến hết ngày 17/02, so với mức 22% cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu ngô của Nga giữ vững ở mốc 100 nghìn tấn trong tuần vừa rồi và luỹ kế xuất khẩu của cả niên vụ đạt 2 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, Iran là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất với 735.9 nghìn tấn, xếp sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 376.5 nghìn tấn.
Đánh giá: Tích cực
------
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận