menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Huy Minh

Tổng quan về khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần cuối)

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang có xu hướng nổ rộ. Ngày 18/5/2016, thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Môi trường hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

Mục tiêu đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Kết quả trên được cộng đồng quốc tế công nhận, phản ánh qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng 19 bậc trong xếp hạng quốc tế trong năm 2015, đứng thứ 52/141 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu asean về đổi mới sáng tạo.

Không phải đất nước nào cũng khởi nghiệp thành công và Việt Nam không đi quá chậm trong phong trào khởi nghiệp. Đó là một thực tế cần phải nhìn nhận. Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia khởi nghiệp thành công như: Israel, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Việt Nam đi sau nhưng có một điều rất quan trọng khi làm khởi nghiệp chính là nguồn nhân lực. Khởi nghiệp thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con người trong khi nguồn nhân lực Việt Nam hiện được đánh giá là có chất lượng vàng.

Sự gia tăng của các doanh nghiệp khởi nghiệp kéo theo eố lượng các vườn ươm, cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp ngày một gia tăng. Các tổ chức như Hatch!program, Topica Founder Institute đều bắt đầu mở các khóa huấn luyện tập trung cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Bộ khoa học & Công nghệ (KH&CN) là đơn vị chủ trì, chắp cánh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã triển khai mô hình tổ chức thúc đẩy kinh doanh rất mới từ Mỹ trong khuôn khổ đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam (VSV). Bộ KH&CN cũng đã hỗ trợ tập huấn, cung cấp vốn cho 9 doanh nghiệp khởi nghiệp trong khóa huấn luyện đầu tiên năm 2014, 11 doanh nghiệp trong khóa thứ hai năm 2015 và tiếp tục triển khai các hoạt động huấn luyện khởi nghiệp và kết nối đầu tư trong năm 2016.

Bộ giáo dục và đào tạo đang bắt đầu đưa nội dung đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên tại một số trường như khối trường kỹ thuật, thương mại… giúp sinh viên trang bị những kiến thức cần thiết, ban đầu cho hoạt động khởi nghiệp của mình. Ngoài việc có tinh thần, nhiệt huyết, người khởi nghiệp phải có kiến thức về khởi nghiệp. Đây là những điều trong quá trình học tập tại các trường đại học về quản lý kinh doanh, các kiến thức về quản trị cho doanh nghiệp, hoạt động quản lý về thị trường và tiền tệ nhiều khi chưa được dạy một cách đầy đủ…

Mặt trái của trào lưu khởi nghiệp này cũng rất dễ để nhận ra khi nhìn vào thực trạng tình hình hiện nay.

Vì chưa hiểu đúng như thế nào là khởi nghiệp nên sinh ra loạn tình cảnh loạn khởi nghiệp. Đến đâu cũng nghe nói về khái niệm này, hết phong trào này phong trào nọ… nhưng chưa có một tổ chức nào làm bài bản về khởi nghiệp. Khái niệm khởi nghiệp đang lan tỏa rất nhanh trong giới trẻ Việt Nam. Đó là một tín hiệu tốt khi họ tự mưu sinh bằng cách riêng của mình. Nhưng thật đáng tiếc, khởi nghiệp tại Việt Nam trong vài năm qua chỉ thiên về hình thức, cứ hô hào suông bằng những phong trào, diễn đàn… mà chưa thấy tổ chức nào đứng ra tìm hiểu, tư vấn cho những người muốn khởi nghiệp.

Tỉnh nào cũng hô hào khởi nghiệp, thi khởi nghiệp. Tổ chức nào cũng nói về khởi nghiệp, thi khởi nghiệp. Nhiều diễn đàn về khởi nghiệp được tổ chức trong những khách sạn hạng sang. Thậm chí đã có người có thêm nghề mới “thi khởi nghiệp”. Hễ nơi nào có cuộc thi khởi nghiệp là thấy “nhân vật khởi nghiệp” đó nộp đề tài tham gia dự thi, giám đốc một tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp chia sẻ thông tin trên. Thoáng qua thấy đúng, thấy hay nhưng đi sâu vào những hoạt động này mới thấy đó chỉ là hình thức theo kiểu “thấy thiên hạ ăn khoai, xách mai chạy… vòng vòng”.

Chưa khởi đã thấy thất nghiệp. có người nhận xét như vậy. Quả nhiên điều đó đúng. Có ý kiến cho rằng, 80% khởi nghiệp thất bại. Có người nói, tỷ lệ đó là 90%. Tùy theo vị trí và công cụ đo kiểm của từng người mà có con số khác nhau. Nhưng dù gì, khái niệm và chính sách dành cho khởi nghiệp (nếu có) ở Việt Nam cần hiểu đúng để có cách làm đúng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Huy Minh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

7 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại