Tổng quan về khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần 1)
Cùng với một số thuật ngữ như: cách mạng 4.0, IoT(internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo)… “khởi nghiệp” cũng là thuật ngữ đang được nói nhiều ở nhiều nơi.
Khởi nghiệp (startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (entrepreneur). Một bên là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là lập nghiệp (entrepreneur). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm. doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới.
Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital).
Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
Có thể nói rằng “khởi nghiệp” còn được hiểu là một danh hiệu cuả doanh nghiệp đó trên thương trường, để phân biệt với nhiều doanh nghiệp khác cùng chung một lĩnh vực, thậm chí là một sản phẩm. Apple, airbnb, grab, … là những mô hình mẫu mực của khái niệm khởi nghiệp.
Quy trình khởi nghiệp chuẩn bao gồm 5 bước:
Bước 1 là truyền lửa.
Bước 2 là trang bị kiến thức về khởi nghiệp.
Bước 3 là lập doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường.
Bước 4 là phát triển mô hình trên toàn cầu.
Bước cuối cùng là doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. (theo Patrick Khor).
Việt Nam cũng đã có những công ty khởi nghiệp thành công như công ty thương mại điện tử vatgia có tốc độ tăng trưởng trung bình 40 - 45% trong khoảng 3 năm trở lại đây và có trị giá khoảng 75 triệu usd; hay trò chơi trực tuyến flappy bird, vng (tiền thân của vinagame)...
Với đặc thù là xây dựng nền tảng kinh doanh dựa trên công nghệ, do vậy hiện nay ở Việt Nam đang có các mô hình startup sau:
- Fintech: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tài chính.
- Edtech: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ giáo dục.
- Medtech: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ y tế.
- Agri-tech: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp.
Trong đó fintech đã và đang thu hút nhiều vốn ngoại nhất, cũng như có nhiều công ty bình phong của các doanh nghiệp nước ngoài cử người dưới mác "cựu nhân viên" hay Việt kiều về "khởi nghiệp" tại Việt Nam. Các công ty khởi nghiệp fintech hiện tại chủ yếu nhắm vào lĩnh vực thanh toán điện tử "ví điện tử" hay cho vay tài chính cá nhân điện tử. Blockchain cũng là 1 xu thế mới bùng nổ trong thời gian qua, như là sự kết nối giữa khối tài chính nội địa và khối tài chính ngoại phụ vụ việc theo dõi và quản lý dòng tiền chảy trong nội bộ doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau.
Các doanh nghiệp edtech và medtech đều được xây dựng dựa trên sự tài trợ từ ngân sách nhà nước của các bộ, hoặc hướng tới sử dụng nguồn ngân sách ấy để "tin học hoá" hoặc "nội địa hoá" các công nghệ giáo dục và phương pháp giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Medtech mới chỉ dừng lại ở việc chia sẻ thông tin về thuốc và quản lý thông tin 3 chiều bác sỹ - nhà thuốc/bệnh viện - bệnh nhân.
Agritech gần như chưa có gì ngoài 1 số phần mềm tra cứu truy xuất thông tin sản phẩm đơn giản.
Qua đó có thể thấy phong trào khởi nghiệp hiện nay chỉ là 1 trào lưu do 1 vài nhóm lợi ích, thế lực tài chính nước ngoài tác động vào nhằm thay đổi thị trường tài chính Việt Nam theo hướng "điện tử hoá", "minh bạch hoá" và "toàn cầu hoá". Sự thay đổi này dẫn tới thị trường tài chính Việt Nam, nhất là tài chính cá nhân, sẽ bị theo dõi, quản lý và chi phối bởi các khối tài chính ngoại, có gốc Hoa kiều và Hoa kiều Mỹ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận