Tổng hợp KQKD ngành ngân hàng: Điểm nhấn, thách thức và cơ hội
Vậy là các Ngân hàng đều đã ra đủ BCTC cho năm 2022, bất chấp các tác động của nền kinh tế khi nhiều DN niêm yết lỗ hoặc giảm lợi nhuận trong Q3 và Q4.2022, các NH đều có BCTC 2022 tốt, thậm chí tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
TỔNG HỢP KQKD NGÂN HÀNG 2022: 3 ĐIỂM NHẤN, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
---------------------------------------
Tuy nhiên đội ngũ Positive Flow cũng đã có những mổ xẻ về BCTC của nhóm CP vua để thấy được cơ hội đầu tư cho năm 2023.
---------------------------------------
ĐIỂM NHẤN
(1) Tín dụng tăng trưởng mạnh nhưng Huy động hụt hơi
- Tín dụng năm 2022 ước tăng ~ 14,5%, cao hơn mức tăng năm 2021 là 13,6%, đây cũng là mức tăng lớn nhất 5 năm trở lại đây. Tăng trưởng tín dụng vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2022 nhưng giảm tốc từ tháng 9, do nguồn cung tín dụng bị gián đoạn trong nửa cuối năm 2022.
- Tín dụng bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của hệ thống tín dụng. Dư nợ BĐS chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ, cũng là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
- Ngược lại, Huy động năm 2022 tăng trưởng rất chậm chạp. Bất chấp lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên tới 9-10%/năm, ước tính huy động cả năm 2022 chỉ tăng ~6% so với đầu năm.
--> Lãi suất huy động tăng cao cũng kéo theo Lãi suất vay tăng mạnh, tác động tiêu cực đến nhu cầu vay mới trong giai đoạn tới.
(2) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng có dấu hiệu chậm lại
- Hầu hết Ngân hàng đều có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tới 2 con số, nhóm Ngân hàng quốc doanh (VCB, BID, CTG) tăng mạnh nhờ mức nền thấp năm 2021. Nhóm NH tư nhân cũng tăng mạnh mẽ nhờ tăng trưởng tín dụng bán lẻ, các hợp đồng bảo hiểm (VPB) hay hoàn nhập dự phòng (STB) …
- Lợi nhuận tăng trưởng có xu hướng chậm lại vào cuối 2022 do Tín dụng tăng chậm + Dự phòng RR tín dụng tăng do Nợ xấu tăng cao.
--> Xu thế này dự kiến còn tiếp tục trong nửa đầu 2023 khi NIM giảm do Lãi suất vay hạ nhiệt và Dự phòng RR tăng.
(3) Chất lượng Tài sản có dấu hiệu suy giảm
- Hầu hết các Ngân hàng đều tăng nợ xấu so với năm 2021 (cả về số tuyệt đối lẫn %). STB là ngân hàng hiếm hoi có số nợ xấu giảm mạnh cho thấy thành công của việc tái cấu trúc.
- CASA của hầu hết các ngân hàng đều giảm sút. TCB đã mất ngôi vua CASA vào tay MBB, trong khi đó VCB vẫn duy trì phong độ ổn định ở vị trí thứ 3
---------------------------------------
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
Thách thức rất lớn cho ngành Ngân hàng trong năm tới nếu:
+ Tình trạng dòng vốn bị tắc nghẽn kéo dài gây ra khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và làm nợ xấu tăng cao đột biến;
+ Lạm phát ở Mỹ duy trì ở mức cao khiến FED phải tăng mạnh lãi suất đồng USD và gây áp lực lên thanh khoản lên hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tuy nhiên cơ hội cũng là rất rộng mở:
+ Các Bank sẽ có cơ hội Chia cổ tức tiền mặt trong 2023 khi NHNN ko còn "cấm" trả tiền mặt như các năm trước, ngoài ra các Bank cũng sẽ chia cổ tức cổ phiếu nhằm tăng vốn đảm bảo Basel 3.
+ Lãi suất vay hạ nhiệt và không còn căng thẳng room tín dụng sẽ hỗ trợ việc kinh doanh. Tất nhiên ảnh hưởng của việc tín dụng giảm nửa cuối 2022 sẽ còn tác động lên BCTC 2023, tuy nhiên chứng khoán luôn đi trước thị trường.
---------------------------------------
TỔNG KẾT
Ngành Ngân hàng là ngành có tính chu kỳ, chịu ảnh hưởng lớn bởi chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên Ngân hàng VN còn khá đặc thù nên KQKD vẫn giữ vững đà tăng bất chấp kinh tế khó khăn, dư địa tăng trưởng còn nhiều trong tương lai, chưa bão hòa như tại các nước phát triển.
_ _ _ 𝐏𝐎𝐒𝐈𝐓𝐈𝐕𝐄 𝐅𝐋𝐎𝐖 (𝐏𝐅𝐈𝐂) _ _ _
𝑭𝒐𝒍𝒍𝒐𝒘 𝒕𝒉𝒆 𝑴𝒐𝒏𝒆𝒚 𝒂𝒏𝒅 𝑮𝒆𝒕 𝑷𝒓𝒐𝒇𝒊𝒕
𝐓𝐞𝐥: 0837.935.489 Website: positiveflow.vn
#positiveflow_Bank
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận