Tổng hợp giá hàng hóa sau sự kiện Nga tấn công Ukraine
Dạo qua phố phường dạo qua thị trường sau sự kiện xung đột giữa Moscow và Kiev. Ngành nào được hưởng lợi sau sự kiện này. Và quan trọng là hưởng lợi mang tính dài hạn hay chỉ mang tính thời điểm.
DẦU MỎ
Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau UAE và Arap Xê út. Tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga chiếm đến 11% sản lượng dầu xuất khẩu trên toàn cầu năm 2020. 48% sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Nga được xuất sang EU.
Giá dầu thô WTI đã quay trở lại mốc lịch sử 115$/ thùng hôm rồi.
Tuy nhiên đang có thông tin dầu của Nga đang bán không ai mua thậm chí đã giảm về 20$/ thùng do các đối tác lo sợ lệnh cấm vận. Không những thế mùa đông cũng đã qua đi do vậy nhu cầu dầu mỏ khí đốt cũng sẽ bớt căng thẳng
PHÂN BÓN
Sản lượng xuất khẩu Ammonium nitrate trên toàn cầu hiện đạt 20 triệu tấn/năm, trong đó, 75% nguồn cung đến từ Nga.
Trước đó, Trung Quốc – nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới đã ngưng đáng kể việc xuất khẩu 29 loại phân bón, bao gồm phân Urea, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, Ammonium Chloride và Ammonium Nitrate kể từ ngày 15/10/2021.
Nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa khi hoạt động sản xuất phân bón gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Giá phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu 2022 cũng tăng gấp 3 lần cùng kỳ
THÉP
Ngoài ra năm 2021, Nga sản xuất 76 triệu tấn thép, gần 4% sản lượng toàn cầu. Tỷ trọng xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 50% sản lượng sản xuất, chủ yếu xuất sang châu Âu. Do vậy giá thép cũng sẽ có xu hướng tăng giá nếu Mỹ và EU quyết liệt dằn mặt Nga
LƯƠNG THỰC
Ukraine với 71.3% diện tích là đất nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu chính là Ngô và Lúa Mì. Năm 2021, Ukraine chiếm 16% xuất khẩu Ngô toàn cầu và 12% xuất khẩu lúa mì toàn cầu.
Đối tác nhập khẩu chính của Ukraine là Trung Quốc, 36% lượng ngô xuất khẩu là sang Trung.
Việc giá lương thực thực phẩm tăng cũng gây áp lực với ngành chăn nuôi do giá thức ăn chăn nuôi tăng.
PHỐT PHO
Chiến sự Nga – Ukraine được đánh giá gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung phốt pho thế giới do Nga là một trong các nước sản xuất và xuất khẩu đứng đầu. Năm 2020, Nga chiếm đến 5,8% sản lượng phốt pho toàn cầu với 13 triệu tấn.
Quy trình sản xuất phốt pho yêu cầu lượng lớn khí đốt và than đá. Với khủng hoảng Ukraine và việc cắt giảm nguyên liệu hoá thạch, giá năng lượng toàn cầu vẫn tiếp tục tăng chóng mặt
Phốt pho cũng là nguyên liệu chính sản xuất phân bón, thuốc nổ và luyện kim, đặc biệt là thép.
Bonus: Trung Quốc – quốc gia có sản lượng phốt pho đứng đầu vào năm 2020 lại đang cắt giảm sản xuất và xuất khẩu. Năm 2020, sản lượng phốt pho của Trung Quốc là 90 triệu tấn. Tuy nhiên trong năm 2021, các nhà máy Trung Quốc cắt giảm hiệu suất xuống chỉ còn 60% để bảo vệ môi trường và giảm tiêu thụ năng lượng.
VẬN TẢI DẦU THÔ
Giá tàu chở dầu đang tăng vọt trên toàn cầu khi các thương nhân tranh nhau đối phó với những lo lắng về việc nguồn cung của Nga có thể bị gián đoạn, cũng như phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với các tàu đang hoạt động ở khu vực Địa Trung Hải sau khi Moscow xâm lược Ukraine.
Các chủ tàu cũng đang phải vật lộn với chi phí nhiên liệu cao hơn sau khi giá dầu tăng lên trên mốc 100$ như hiện nay.
KIM LOẠI KHÁC
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về kim loại như nhôm, đồng, niken. Giá nhôm đã chạm mức kỷ lục 3.449USD/tấn, tăng 21% từ đầu năm đến nay. Niken có lúc chạm ngưỡng 25.610USD/tấn, mức cao nhất hơn 1 thập kỷ.
Ngoài ra còn gì nữa không nhỉ? Anh chị em update tiếp với mình
Liệu giá commodities tăng như thế này doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi ?
Và cái nào hưởng lợi trong dài hạn và cái nào chỉ nhất thời?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận