Tóm tắt thị trường tuần qua và nhận định thị trường tuần 30/10 - 3/11
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (27/10), Dow Jones Industrial Average sụt 366.71 điểm (tương ứng 1.12%) và khép phiên tại 32,417.59 điểm. S&P 500 trượt 0.48% khép phiên tại 4,117.37 điểm, thấp hơn 10.3% so với mức đỉnh năm 2023 xác lập ngày 31/07. Ngược lại, Nasdaq Composite tăng 0.38% lên 12,643.01 điểm nhờ đà tăng hơn 6% của cổ phiếu Amazon. Cả ba chỉ số chính đều ghi nhận tuần sụt giảm mạnh. Dow Jones và S&P 500 mất lần lượt 2.1% và 2.5%. Nasdaq cũng rớt 2.6%.
2. Hôm thứ Tư, Nasdaq ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ ngày 21/2. Đợt điều chỉnh bắt đầu từ mùa hè được dẫn dắt bởi đà tăng vọt của lợi suất trái phiếu với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm vượt ngưỡng 5% trong tháng này. Tại mức thấp nhất trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, S&P 500 cũng tiến vào phạm vi điều chỉnh và khép phiên với mức giảm gần 10% so với mức đóng cửa cao nhất trong năm nay xác lập vào tháng 7.
3. Giá dầu thô tăng khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (27/10) lên cao nhất một tuần vì lo ngại căng thẳng ở Israel và Gaza có thể trở thành một cuộc xung đột quy mô lớn hơn, làm gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 2,9% lên 90,48 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,8% lên 85,54 USD. Trong tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 2% và dầu WTI giảm khoảng 4%.
4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 106.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi đà bán tháo mới do lo sợ suy thoái đã khiến Dow Jones giảm mạnh trong ngày thứ Sáu và đẩy S&P 500 vào phạm vi điều chỉnh. Các nhà giao dịch cũng cân nhắc số liệu lạm phát mới sau khi chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi tháng 9 tăng 0.3% so với tháng trước và 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng qua.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 23-27/10
Trong tuần giao dịch từ ngày 23 – 27/10, VN-Index rung lắc ở những phiên đầu tuần với sự phục hồi nhẹ đến từ hầu hết các nhóm ngành giúp chỉ số chung quay lại trên 1.100 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán xuất hiện ngay khi VN-Index tiếp cận lại vùng 1.110 điểm khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm điểm.
Trong hai phiên cuối tuần, thanh khoản bán chủ động gia tăng đột ngột. Trong đó, áp lực chủ yếu đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VRE, VHM, MSN. Trước những diễn biến của thị trường chung, nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, thậm chí bán tháo khiến hơn 170 mã giảm sàn vào phiên thứ Năm (ngày 26/10).
Trong phiên cuối tuần, chỉ số chạm mức thấp nhất tại 1.038 điểm, nhưng sau đó đã hồi phục và chốt tuần tại 1.060,62 điểm, giảm 47,41 điểm, tương đương 4,28%.
2. Điểm tiêu cực
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tuần 23 - 27/10 không mấy khả quan. Áp lực bán gia tăng trong hai phiên cuối tuần, đè nặng nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index giảm điểm tiêu cực, thậm chí chỉ số chung có thời điểm lùi về dưới khu vực 1.060 điểm. Đóng cửa phiên thứ Sáu, VN-Index ghi nhận mức giảm mạnh 4,26% so với tuần trước về mức 1.060,62 điểm.
Trong tuần chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực và lọt nhóm giảm sâu nhất thế giới, dòng tiền tổ chức phát đi tín hiệu bi quan. Tổ chức nước ngoài và bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục hành động đồng pha, cùng đảo chiều bán ròng. Thống kê cho thấy tổ chức nước ngoài bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng tuần này, trong khi mua ròng hơn 800 tỷ đồng tuần trước. Cùng chiều, khối tự doanh quay trở lại xu hướng rút ròng trên thị trường cổ phiếu với giá trị gần 780 tỷ đồng.
3. Điểm tích cực
Trong tuần chứng khoán giảm sâu, điểm sáng của thị trường là việc nhà đầu tư cá nhân quay đầu mua ròng 2.433 tỷ đồng trên HOSE, trong đó gom ròng 3.132 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Cá nhân trong nước giữ vai trò chủ đạo cân lệnh bán ra cổ phiếu "họ Vin" từ khối ngoại.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 30/10 – 3/11:
1. Thị trường chứng khoán tiếp tục trải qua tuần giao dịch đầy biến động với áp lực bán chủ động gia tăng mạnh và bất ngờ trong phiên 26/10. Mặc dù lực bán thu hẹp giúp VN-Index hồi đôi chút vào cuối tuần để lấy lại mốc 1.060 điểm, song tính chung cả tuần chỉ số vẫn mất hơn 47 điểm. Nếu so với đỉnh ngắn hạn, thị trường đã giảm 190 điểm, tương đương khoảng 15%.
2. Về kỹ thuật, trong khung thời gian tuần (23 - 27/10/2023), VN-Index tiếp tục giảm điểm mạnh và khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 tuần cho thấy phe mua vẫn chưa tham gia trở lại. Chỉ báo MACD đang duy trì trạng thái bán đang tiến sát ngưỡng 0. Điều này cho thấy triển vọng trong ngắn hạn đang kém tích cực.
3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Các thông tin tiêu cực xoay quanh nhóm cổ phiếu trụ đã tạo ra lực bán áp đảo trong tuần qua, đi cùng với lượng thanh khoản tăng cao nhất trong 1 tháng trở lại đây cho thấy tâm lý dễ hoảng loạn của NĐT trước những thông tin tiêu cực. Mặc dù khả năng có một nhịp hồi phục kỹ thuật quanh 1.055 (+-10) vẫn để ngỏ, VN-Index vẫn có rủi ro có thể mở rộng nhịp điều chỉnh xuống các ngưỡng hỗ trợ xa hơn quanh 990 (+-20).
Hành động của chúng ta:
Tôi cho rằng, trong giai đoạn này, khuyến nghị nhà đầu tư cơ cấu danh mục về mức an toàn và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại quanh các ngưỡng hỗ trợ xa.
Watchlist tuần tới: VCG, CTR, HAH, MWG, FRT, PNJ, VND, REE, PC1, NT2, GEG, ANV.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận