Tóm tắt quyết định cuộc họp FED tháng 5/2024 với 4 luận điểm chính
Hôm 1/5, Fed đã giữ nguyên mức lãi suất như dự đoán và phát đi thông điệp sẵn sàng ngồi yên cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed khớp với dự đoán của thị trường. Hiện, lãi suất tham chiếu tại Mỹ trong khoảng 5,25-5,5% - mức cao nhất trong 23 năm và được duy trì kể từ tháng 7/2023.
(1) Phủ nhận lo ngại tăng lãi suất trở lại.
(2) FED đã giảm “thắt chặt định lượng” bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
(3) Lạm phát dai dẳng kéo dài có thể tới cuối năm
(4) Xu hướng tỷ giá toàn cầu có thể giảm nhiệt
Kết quả cuộc họp Fed đưa đến các thông tin tích cực đối với triển vọng kinh tế Mỹ KHI kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc, tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, và tỷ lệ thất nghiệp thấp:
(1) Phủ nhận lo ngại tăng lãi suất trở lại. Kịch bản kinh tế Mỹ hạ cách mềm được củng cố.
Xu hướng lạm phát Mỹ vẫn giảm nhiệt đáng kể theo Fed (PCE 12 tháng : 2.7% - Core PCE 12 tháng : 2.8% , tiệm cận quá trình đưa xu hướng lạm phát trung hạn về 2%).
Rủi ro khi đạt được cả mục tiêu lạm phát và việc làm đã chuyển sang trạng thái cân bằng hơn.
Các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh rằng họ không thấy việc cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra cho đến khi họ tin chắc hơn rằng lạm phát đang ở mức gần 2%.
Lãi suất Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm vào quý 4/2024, với xác suất 1 - 2 lần cắt giảm, lãi suất Fed kỳ vọng cuối năm 2024 ở mức 4.5% - 5.0% tuỳ theo kết quả của dữ liệu.
(2) FED đã giảm “thắt chặt định lượng” bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Fed cho biết sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán từ tháng 6 năm nay. Theo kế hoạch mới, Fed giảm mức trần trái phiếu chính phủ đến hạn mà không tái đầu tư hàng tháng xuống còn 20 tỷ USD, giảm từ mức 60 tỷ USD. Như vậy, mỗi năm Fed sẽ cắt giảm khoảng 300 tỷ USD trái chiếu chính phủ, thấp hơn mức 720 tỷ USD kể từ khi chương trình bắt đầu vào tháng 6/2022. Trong khi đó, Fed vẫn giữ nguyên mức 25 tỷ USD đối với chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
FED bán trái phiếu là thu tiền về, siết chặt - cho nên việc FED để đáo hạn và ko mua lại, cũng coi như một tin tốt cho thị trường. Nới lỏng Quantitative Tightening có thể được coi là 1 động thái nới lỏng nhẹ với chính sách tiền tệ
(3) Lạm phát dai dẳng kéo dài có thể tới cuối năm
Fed cho rằng “tiến trình giảm lạm phát về mục tiêu 2% đang thiếu tiến triển” trong những tháng gần đây.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo ưa thích của Fed, đã tăng lên 2,7% trong tháng 3 từ mức 2,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Chi phí lao động trong quý 1 cũng tăng cao hơn dự kiến, làm tăng thêm áp lực lạm phát.
(4) Kinh tế toàn cầu, cũng như cho thấy xu hướng tỷ giá toàn cầu có thể giảm nhiệt sau giai đoạn phản ánh thái quá các rủi ro thắt chặt tiền tệ từ Fed.
Sau kết quả cuộc họp FED, quá trình kiểm soát tỷ giá USD/VND và hoạt động phòng thủ tỷ giá - bán USD sẽ hạ nhiệt ngắn hạn. SBV sẽ giữ cân bằng quá trình phòng thủ tỷ giá và thanh khoản thị trường tài chính, không có động cơ gia tăng hành động đề phòng tỷ giá như tăng lãi suất hay bán USD mạnh, gây ảnh hưởng chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn.
Vùng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trong nền kinh tế vẫn sẽ được cân bằng vùng 5.0% - 5.5% trong 2024.
Tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ được duy trì vùng thấp hơn 25,500 trong ngắn hạn , chưa có rủi ro phá vỡ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận