menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Võ Văn Trường - Trường Money

Tối ưu trong đầu tư cổ phiếu

Trong giới đầu tư, mình có rất nhiều bạn bè đầu tư lớn. Trong đó có nhiều người chọn “BỎ QUA GIÁ NGẮN HẠN”. Nghĩa là chấp nhận giá điều chỉnh ngắn hạn. Chọn lợi tức dài trong một chu kỳ tăng trưởng dài. Ví dụ như FPT đợt giảm này chỉ giảm đâu đó 25%. Vậy cũng hợp lý, nhưng mà không tối ưu đối với mình.

(1) Rõ ràng từ thành tố tạo ra giá cả của một CP trong đó “cực kỳ quan trọng là dòng tiền”. Dòng tiền đi xuống liên tục giá CP vẫn giảm mạnh. Trong sách tầm soát cổ phiếu đã mô tả những thành tố này hãy đọc thêm. Tối ưu về dòng tiền có thể cho bạn suất sinh lời hơn 50-100% kiểu như vậy.

(2) Trong một TTCK sụp đổ. CP đó bạn nắm giữ một là nó giảm theo mạnh. Hai là bạn không thể mua thêm được. Hoặc mua rất ít. Tức là “Sự kiện trọng yếu” tác động lên giá cả CP rất lớn. Vậy nên bạn không tối ưu được.

(3) Trong một TTCK giải chấp lớn như Việt Nam, thế giới ít có như vậy. Tạo ra những CP giá trị rẻ hơn rất nhiều lần CP đang nắm giữ. Lúc này bạn không có nhiều chọn lựa. Nếu bán đi để cơ cấu, số lượng quy đổi không cao. Ví dụ CP này giảm 70% trong khi CP bạn nắm giữ giảm 30%. Ở đây mình luôn chọn chốt chặn bảo toàn NAV.

(4) Khi mình viết cuốn sách tầm soát cổ phiếu. Là một phương pháp tối ưu nhất trong đầu tư hiện nay. Tối đa được cả ngắn và dài hạn. May thay “CP có chu kỳ cao” thường hay tạo ra lợi nhuận cao nhất nhanh nhất. Thường chu kỳ 4-12 quý hoặc 16 quý cho lợi nhuận 300-1000%. Rút ngắn được rất nhiều thời gian về đích của bạn.

Thông thường mỗi khi chúng mình gặp nhau. Chỉ có so sánh tài khoản với nhau để chứng minh việc đó. Nói phải đi đôi với làm, nói phải có bằng chứng. Tụi mình không nói chơi bao giờ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Khi hoảng loạn, bán tháo, giải chấp xảy ra. Bạn muốn bắt đái, bắt dao rơi? BẠN PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP. Trong sách tầm soát cổ phiếu mình không hề trình bày phương pháp này. Vì đó là một trò chơi nguy hiểm

Vừa qua mình chọn DIG để bắt dao rơi. Nhìn có vẻ thấy sợ. Nhưng nó mới an toàn đó thôi, cuối cùng cũng thành công rất lớn. Nó đơn giản chỉ là giải chấp. Hết giải chấp nó đi lên vậy thôi. Kết quả giá mua trung bình 8.200 đồng. Tại sao 8.2 thì bạn hãy tự suy nghĩ? Nhiều người chắc nghỉ mình có giá trung bình 10? Đó là thấu kính của các bạn. 10 không mua đi đu 80-100-120 là lỗi của các bạn.

Mình cũng vừa chia sẻ lên hội nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cách bắt một CP đang rơi tự do. Nó không hề đơn giản chút nào. Bạn phải có 2 kỹ năng, một là giá trị của CP và rủi ro. Hai là kỹ năng liên tục Trading khi biến động và lật kèo.

Tuy nhiên phương pháp này mình không khuyến khích. Đó là một trò chơi mà sự nhạy bén phải cao và kỹ năng thật tốt.

Một CP dạng này nó cân bằng hai lần. Một lần khi giải chấp xong. Và tiếp theo khi chốt lời T+ (rung chấn). Sau đó mới tăng mạnh được.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

PDR liệu có chết không? Câu trả lời là không. Vì sao?

(1) Tổng nợ nợ của PDR là khoản 8.300 tỷ đồng. (Xem báo cáo tài chính). Trong đó vay là hơn 5.000 tỷ đồng. Với VCSH 10.500 tỷ đồng. Nợ trên không sao cả giải quyết rất đơn giản.

(2) Vấn đề của PDR hiện nay là gì? = (1) Là đem cổ phiếu cầm cố để đảm khoản trái phiếu 120 triệu CP. = (2) PDR cũng có nhiều nhà đầu tư bình thường bị giải chấp. = (3) Một số khoản cầm cố của chủ (giống DIG vừa qua) bị giải chấp.

(3) các dự án lớn của PDR đều nằm ở trung tâm TPHCM nên chuyển nhượng rất dễ dàng để xử lý vấn đề. Trong đó nhiều miếng đất đắc địa như miếng ở ĐBP đang bán 400 tỷ. Dự án lớn nhất là ở Quận 7 tiền đền bù, tiền đất đã bỏ vào đây 3.600 tỷ từ lâu. …

Trong mọi trường hợp PDR không chết được. Vấn đề ở đây chỉ là giải chấp cổ phiếu. Giải chấp xong thì thôi, và đó là món quà thượng đế. Ngoài ra khả năng một đối tác Ngoại có thể tham gia vào PDR.

PDR cũng như bao CP khác. Cân bằng được (2 lần) sẽ tăng mạnh thôi.

~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mua lên hay mua xuống

(1) Nhà đầu tư thường xuyên mua xuống và hết tiền . Có nghĩa là chưa đến chợ đã hết tiền. Trong khi đó mua lên thật sự mới an toàn. Ngoại trừ mua tài sản giá rẻ mạt vừa qua.

(2) Khi giá tăng lên mạnh, nhà đầu tư thường bán hớ và mua lại giá cao hơn. Khi bán rồi giá tăng tiếp gần như không thể chuộc lại. Và tự động rơi vào trạng thái FOMO.

(3) Nguyên lý bây giờ là “Tăng tích lũy tăng” Những điểm chốt lời đôi khi là điểm mất hàng. Những kỹ năng như vậy không phải ai cũng làm được. Khi bạn rèn luyện thành nhà đầu tư chuyên nghiệp bạn sẽ thấy rõ.

Cảm ơn bạn đã đọc. Chúc thành công

Note: Người lạc quan nhất TTCK Việt Nam . Yêu Việt Nam . Tất cả chúng ta đều yêu Việt Nam

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Võ Văn Trường - Trường Money

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
28 Yêu thích
8 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại