Toàn cảnh sự bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021
Thống kê dữ liệu trái phiếu doanh nghiệp của Wichart, cho chúng ta thấy một cuộc chạy đua về quy mô phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản và ngân hàng, trong đó mỗi giai đoạn lại đánh dấu tác động của các chính sách vĩ mô lên thị trường này:
Cuối năm 2018 và đầu 2019, dưới áp lực của việc siết chặt tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn cho vay trung dài hạn với nhóm ngành BẤT ĐỘNG SẢN, buộc các công ty bất động sản phải tìm một kênh huy động vốn mới. Trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn này là một sự lựa chọn tối ưu với việc lãi suất từ 10% – 13% và không phải đi qua quy trình thẩm định hồ sơ khắt khe như việc đi vay ngân hàng, không bị giảm sát chặt về giải ngân và sử dụng vốn. Trong hơn một năm quy mô trái phiếu bất động sản tăng từ số 0 lên hơn 80.000 tỷ vào cuối 2019.
2019 Cũng là một năm bùng nổ của trái phiếu NGÂN HÀNG, trong yêu cầu gấp gáp đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2, các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2, cải thiện hệ số CAR. Quy mô trái phiếu ngân hàng tăng nhanh chóng từ mức 2.500 tỷ đồng đầu năm 2019 tăng lên 110.432 tỷ đồng vào cuối năm. Cho thấy một sự định hướng đồng nhất của hầu hết các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn bằng trái phiếu.
Trước sự bùng nổ của trái phiếu trong năm 2019, sang 2020 dấu ấn tác động đến thị trường trái phiếu là các nghị định chính sách kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tiêu biểu là Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 trong đó với các nội dung chính là giới hạn quy mô phát hành trái phiếu, đặt thêm các tiêu chí về tỷ lệ an toàn vốn tài chính, tài sản đảm bảo, đồng thời giãn thời gian phát hành tối thiểu là 6 tháng và yêu cầu công bố thông tin chi tiết đầy đủ hơn so với trước đây.
Việc này kéo đến một cuộc chạy đua gấp rút của các công ty bất động sản cho kịp phát hành trái phiếu trước khi Nghị định 81 có hiệu lực từ ngày 01/09/2020; Trong 8 tháng đầu 2020 nhóm bất động sản đã kịp phát hành thêm 120.747 tỷ đồng trái phiếu, bằng 150% giá trị phát hành trong cả năm 2019, đặc biệt trong các 3 tháng cuối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã đạt gần 80.000 tỷ. Đây là một đợt phát hành thần tốc của thị trường trái phiếu.
Sau ngày 01/09/2020 khi Nghị định 81 có hiệu lực, chỉ có thêm 2.000 tỷ trái phiếu bất động sản được phát hành trong năm 2020.
Sự ảm đạm của thị trường trái phiếu bất động sản tiếp tục kéo dài thêm qua những tháng đầu năm 2021, cho đến tháng 5.2021 khi thị trường đã làm quen với các quy định thủ tục mới, quy mô trái phiếu tiếp tục một năm bùng nổ. Với riêng nhóm trái phiếu bất động sản đã phát hành ròng gần 250.000 tỷ đồng nâng tổng quy mô trái phiếu bất động sản ròng lên 452.076 tỷ đồng tương đương 19,7 tỷ đô. Tương tự với trái phiếu ngân hàng cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ với lượng phát hành 212.688 tỷ đồng nâng gấp đôi quy mô trái phiếu ngân hàng lên đạt 424.425 tỷ đồng vào cuối năm 2021
*Dữ liệu được Wigroup thống kê 04/2018 đến 03/2022 các trái phiếu được công bố trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
*Giá trị trái phiếu trong video được tính: Giá trị trái phiếu = Giá trị luỹ kế + Giá trị phát hành thêm - Giá trị đáo hạn
- Trương Đắc Nguyên -
------------------------------
WiChart - Nền tảng truy xuất và trực quan hóa dữ liệu tài chính số 1 Việt Nam.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận