Tòa Hình sự quốc tế sẽ mở cuộc điều tra
Thẩm phán Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra sớm nhất có thể về cuộc xung đột quân sự vừa qua ở Ukraine. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố không tin sẽ có đụng độ hạt nhân với Nga.
Theo Hãng tin AFP, trong một thông cáo báo chí phát đi ngày 28-2, thẩm phán Karim Khan của ICC cho biết cuộc điều tra về xung đột tại Ukraine "sẽ được tiến hành sớm nhất có thể".
Dựa theo mức độ của cuộc xung đột trong những ngày qua, thẩm phán Khan cho rằng cuộc điều tra này sẽ tiến hành trên mọi phần lãnh thổ nào của Ukraine, nhưng không nêu thời gian cũng như cách thức sẽ tiến hành.
Vào ngày 16-11-2016, Nga từng tuyên bố sẽ rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.
Giải thích về hành động này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết ICC "không đáp ứng được kỳ vọng trở thành một tòa án quốc tế thực sự độc lập, có thẩm quyền". Theo bộ này, ICC "thiếu hiệu quả" khi chỉ ra được 4 phán quyết trong 14 năm tồn tại và tiêu tốn hơn 1 tỉ USD.
Thực tế những năm gần đây, ICC bị cáo buộc là thiếu năng lực, không công minh và trở thành một công cụ chính trị của các cường quốc. Những ý kiến chỉ trích dẫn chứng tòa chỉ xử được một số vụ liên quan các quốc gia ở châu Phi.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ra mắt vào ngày 1-7-2002 là ngày hiệp ước thành lập, Quy chế Roma về ICC có hiệu lực và tòa chỉ có thể truy tố tội phạm từ thời điểm này. Trụ sở chính thức của tòa án là ở Den Haag, Hà Lan, nhưng các tố tụng hình sự của tòa có thể diễn ra bất cứ nơi nào. Tính đến tháng 6-2011, có 114 quốc gia là thành viên của tòa án, bao gồm tất cả quốc gia của Nam Mỹ, gần như tất cả châu Âu và gần một nửa các nước ở châu Phi. Ukraine không ký kết Quy chế Roma. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận