24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Trung Thu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

TNG: Hóa giải rủi ro, tận dụng lợi thế

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG nói riêng.

Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tich HĐQT,Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG xung quanh vấn đề này.

TNG: Hóa giải rủi ro, tận dụng lợi thế

Ông Nguyễn Văn Thời cho biết, Hiệp định CPTPP có hiệu lực chính thức từ ngày 30/12/2018, khiến các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada đổ vào Việt Nam gia tăng nhằm tranh thủ hưởng lợi ở các mức ưu đãi thuế quan. Thêm vào đó, từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, TNG cũng nhận được nhiều đơn hàng mới từ cuộc dịch chuyển khỏi thị trường Trung Quốc, điều này đã giúp TNG có nhiều cơ hội cân nhắc lựa chọn được đối tác khách hàng tiềm năng hơn.

- Thực tế, không chỉ có TNG mà các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam đều được hưởng lợi, TNG đã chuẩn bị chiến lược gì cho cuộc cạnh tranh cơ hội này, thưa ông?

Đón trước cơ hội này, Ban lãnh đạo TNG đã nỗ lực đưa ra các giải pháp tăng năng suất lao động, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại như máy trải vải tự đồng, máy dán nhiệt chất lượng cao, cũng như có các khoá đào tạo nhân sự công nghệ để điều hành áp dụng công nghệ quản trị qua ERP, thực hiện đề án kho thông minh nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và tiết kiệm sức lao động.

- Thưa ông, trong cuộc cạnh tranh này, lợi thế nào làm nên vị thế của TNG?

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung chưa có hồi kết nên các nhà nhập khẩu Mỹ chắc chắn sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này sẽ không chỉ có TNG mà các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam đều được hưởng lợi.

TNG có nhà máy sản xuất bông - đây là một lợi thế đối với thị trường CPTPP và FTA để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu.

Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại mậu dịch tự do EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Hiện tại mới giảm ở mức khiêm tốn là 2%-3%, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam có thể tăng thị phần và sẽ có thể lên mức cao hơn khi EVFTA chính thức có hiệu lực.

Cũng từ cơ hội này, TNG được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu tăng đơn hàng, ngoài ra TNG có nhà máy sản xuất bông- đây là một lợi thế đối với thị trường CPTPP và FTA để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu. Bởi yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP là sợi và đối với EVFTA là vải.

- Được biết, TNG sở hữu các hợp đồng gia công cho các nhãn hàng nổi tiếng như ZARA, MANGO, GAP, CK, Decathlon, The Childrens Place… Vậy ông có đảm bảo rằng, TNG đủ năng lực để đáp ứng hết những đơn hàng lớn này?

Với những chiến lược đã được ĐHĐCĐ đề ra, dự kiến trong 10 năm tới, TNG sẽ phân phối 100% sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình, trước hết là bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam, tiếp là thị trường ASEAN và châu Á, sau đó là thị trường EU và Mỹ.

Đồng thời, chúng tôi tiếp tục mở rộng cửa hàng tiêu thụ sản phẩm thời trang thương hiệu TNG trong cả nước và tiến tới mở rộng ra thị trường nước ngoài. Hiện nay TNG đang củng cố phát triển nhằm tăng tỷ trọng doanh thu từ 5%. Đây chính là đòn bẩy cho 10 năm tới các nhà máy của TNG khi chiến tranh thương mại còn kéo dài…

- Nhiều chuyên gia từng cảnh báo, nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam không cẩn thận thì trong khi hướng ra thị trường nước ngoài lại mất thị trường trong nước, thưa ông?

Thị trường xuất khẩu vẫn là chính với sự dịch chuyển doanh thu từ CMT (gia công gồm cắt, may, hoàn thiện) sang hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm). Chúng tôi đã cân bằng giữa các thị trường của mình để tránh phụ thuộc vào thị trường chung và khách hàng. Bên cạnh đó, TNG cũng sẽ cơ cấu lại khách hành để tăng năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa với thương hiệu TNG.

- Trên thị trường chứng khoán, tính thanh khoản cũng như giá trị giao dịch của cổ phiếu TNG (HNX: TNG) không cao? Vậy TNG có kế hoạch gì để cổ phiếu TNG thực sự được nhà đầu tư quan tâm và là kênh hút vốn phục vụ cho đầu tư sản xuất thay vì vay vốn từ kênh tín dụng, thưa ông?

Ban lãnh đạo công ty luôn luôn chú trọng tập trung quản trị ERP, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, điều hành đảm bảo đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh do đại hội đồng cổ đông giao phó, chúng tôi có trách nhiệm đem lại tối đa lợi ích cho tất cả cổ đông và các bên có liên quan.

Cụ thể, TNG đã có chiến lược tách mảng thời trang bán lẻ và mảng bất động sản để thành lập công ty TNHH MTV do TNG giữ 100% vốn để minh bạch các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi có kế hoạch Cải thiện các chỉ số tài chính, nhất là chỉ số ROE, ROA, hệ số tăng trưởng doanh thu…

Tôi tin rằng với phương pháp quản trị minh bạch, cổ phiếu TNG đang được các quỹ, các nhà đầu tư trong nước quan tâm rất lớn. Do đó việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Công ty gặp nhiều thuận lợi. Năm 2018, TNG phát hành trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ đồng cho 1 quỹ nước ngoài. Mức tăng tính từ tháng 10/2018 cho đến thời điểm hiện tại cổ phiếu TNG đã tăng trên 200%.

- Xin cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả