Tình trạng buôn lậu thuốc lá: Vẫn "nóng"
Hiện nay, hoạt động vận chuyển thuốc lá lậu tại các tỉnh phía Nam, nhất là tuyến biên giới Tây Nam như: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, TP. Hồ Chí Minh… vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong khi đó, công tác đấu tranh xử l
Nhiều chiêu thức vận chuyển
Theo ước tính, trung bình mỗi ngày, lượng thuốc lá nhập lậu qua các tỉnh biên giới khoảng 400.000 - 500.000 bao các loại. Thuốc lá lậu được các đối tượng tập kết ở các kho hàng sát biên giới, chờ thời cơ thuận lợi sau đó dùng các phương tiện xuồng máy hoặc thuê người vác, vận chuyển băng qua đường biên giới. Sau khi vào nội địa, các "đầu nậu" dùng rất nhiều chiêu thức để vận chuyển như: Xe gắn máy, xe khách "dù"…
Theo ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An, do đời sống người dân biên giới còn nhiều khó khăn, chưa có công ăn, việc làm ổn định, dẫn đến dễ bị các đối tượng lôi kéo tham gia, tiếp tay cho buôn lậu. Hơn nữa, tuyến biên giới Tây Nam tiếp giáp với Campuchia, nơi có nhiều đường ngang, ngõ tắt, đường mòn, lối mở, nên việc kiểm soát người và phương tiện qua lại rất khó khăn.
Thêm nữa, nhu cầu sử dụng thuốc lá ngoại, đặc biệt là thuốc lá Jet, Hero ở thị trường trong nước còn nhiều, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu cao, trong khi các quy định xử lý thuốc lá lậu sau khi bị bắt giữ vẫn còn chưa đủ sức răn đe.
Khó xử lý triệt để
Thực tế, do chưa có chế tài quy định cụ thể, từ ngày 26/4/2018 đến nay, số thuốc lá nhập lậu bị tịch thu là gần 10 triệu bao, nhưng việc xử lý gặp nhiều vướng mắc, hạn chế, hoàn toàn chưa bán đấu giá được lô nào và công tác tiêu hủy gần như cũng "dậm chân tại chỗ".
Theo ông Nguyễn Minh Trung - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Tháp, Sở Khoa học và Công nghệ được xem là đơn vị "khả dĩ" nhất trong việc thẩm định chất lượng thuốc lá nhập lậu, nhưng đơn vị này không nhận. Hiện cũng không có chỉ tiêu chung nào để xác định thuốc lá nhập lậu ở mức nên tiêu hủy hay bán đấu giá, khiến lượng lớn thuốc được địa phương tạm giữ bị tồn đọng, hư hỏng. Tương tự, tại TP. Hồ Chí Minh đang tồn đọng 526.000 bao thuốc lá, nhưng chưa thành lập được hội đồng giám định chất lượng thuốc lá nhập lậu để xử lý.
Là địa phương duy nhất tiêu hủy được thuốc lá nhưng tỉnh Long An cũng cho biết, do vướng việc giám định nên hiện mới chỉ tiêu hủy được 720.000 bao trên hàng triệu bao bị thu giữ.
Trước thực trạng này, ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia - cho biết, Ban Chỉ đạo đang bàn giải pháp để các lực lượng sớm xử lý lượng thuốc lá nhập lậu, đảm bảo yêu cầu xử lý được đối tượng, tang vật và ngăn chặn tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới.
"Văn phòng thường trực sẽ làm việc với các bộ, ngành, xác định cơ quan chức năng nào kiểm định chất lượng để các địa phương phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất" - ông Thế khẳng định.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, 10 tháng đầu năm 2019, lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ 629 vụ thuốc lá lậu, Long An 895 vụ, TP. Hồ Chí Minh 1.036 vụ, Cần Thơ 541 vụ, An Giang 613 vụ, Đồng Tháp 635 vụ… |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận