menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Ngọc An Pro

Tỉnh táo trước những con sóng tiếp theo của thị trường - VNINDEX có thể chạm đến những con số mà chúng ta chưa hề mơ tới

Đầu tiên chúng ta phải thừa nhận với nhau một sự thật rằng TTCK là nét vẽ sớm của một nền kinh tế, ở đó các yếu tố vĩ mô của một nền kinh tế sẽ được dự báo là tốt hay xấu thông qua diễn biến của TTCK. NĐT chúng ta vừa trải qua tháng 4 và tháng 5 không hề êm đềm khi các tài sản của mình bốc hơi 30% thậm chí 50%. Vậy điều này có phải do vĩ mô của VN được dự báo sẽ rất xấu? Nền kinh tế VN sẽ vào suy thoái?... Theo cá nhân tôi thì không phải.

- Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của thị trường là bởi môi trường lãi suất thấp đang dần biến mất ở toàn cầu nói chung và VN nói riêng.

- Câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi vì sao VNINDEX tăng từ 650 lên 1500 điểm khi mà nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn bởi cú sốc dịch bệnh chắc chắn là do môi trường lãi suất thấp. Vậy khi môi trường lãi suất thấp qua đi thị trường điều chính mạnh là điều hết sức hiển nhiên. Tuy nhiên khi chu kỳ của môi trường lãi suất thấp không còn, hãy nhớ rằng chúng ta vẫn đang còn ở trong 1 chu kỳ hồi phục của nền kinh tế - nơi mà các doanh nghiệp bắt đầu lại vòng quay kinh tế sau dịch, doanh thu lợi nhuận có sự hồi phục và tăng trưởng, điều này sẽ thể hiện rõ nhất qua các số liệu sau:

1. Chỉ số PMI tháng 4 đạt 51.7 (theo tổng cục thống kê) – khi chỉ số PMI 50 cho thấy vòng quay sản xuất kinh doanh tăng tốc, các doanh nghiệp sản xuất đang gia tăng về đơn hàng/dịch vụ.
2. Số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp quý I/2022 đạt 2.46% giảm 1.1% so với quý IV/2021.

3. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới: 49.951 doanh nghiệp, mức cao kỷ lục trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ 2021.

Từ các số liệu trên cho thấy vĩ mô của Việt Nam giai đoạn hiện tại vẫn ổn định, tuy nhiên có 1 vấn đề cần đặt câu hỏi lớn đó là lạm phát?

Rõ ràng lạm phát là vấn đề nhức nhối của nền kinh tế toàn cầu, chúng ta nghe ra rả báo đài nói về lạm phát kỷ lục của Châu Âu, của Mỹ, của Anh… Thật sự ở các khu vực này lạm phát đang rất cao

- Mỹ 8.3%, Anh 9%, Brazil 12.1% nguyên do bởi các gói kích thích kinh tế khổng lồ của họ. Nhưng Việt Nam thì sao?, hiện nay lạm phát chỉ ở mức 2.6%, các gói kích thích kinh tế quy mô tương đối nhỏ lại còn giải ngân chậm, vậy thì lạm phát của VN đơn thuần đến từ chi phí đẩy, do giá cả hàng hóa leo thang bởi chính sách Zero Covid + Giá dầu, giá phân bón tăng từ tình hình địa chính trị.

Nhưng sớm muộn khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa lại chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ hạ nhiệt và Việt Nam cũng vậy. Chưa kể tỷ lệ dự trữ ngoại hối của VN hơn 100 tỷ đô (cao kỷ lục) sẽ giúp kiểm soát được tỷ giá – điều này hạn chế phần nào nhâp khẩu lạm phát từ bên ngoài. Thêm vào đó dòng vốn FDI đang chảy mạnh vào Việt Nam do tình hình kinh tế, chính trị ổn định, vị trí địa lý đắc địa, nhân công giá rẻ…

Từ ý này có thể thấy lạm phát chưa phải là vấn đề nhức nhối của vĩ mô Việt Nam, thậm chí chính phủ còn có thể tung thêm các gói kích thích kinh tế nếu tình trạng lạm phát trong tầm kiểm soát. Ví dụ như anh hàng xóm Trung Quốc còn đang bắt đầu tung thêm gói kích thích kinh tế quy mô lớn khi lạm phát của họ chỉ là 2.1%.

- Đến đây chúng ta đồng ý với nhau rằng vĩ mô vẫn tốt nhưng cổ phiếu rớt thê thảm hết rồi thì làm sao? Theo mình cú sập này của thị trường chỉ là trong ngắn hạn, tuy nhiên không thể kỳ vọng thị trường hồi phục lên theo hình chữ V mà phải có 1 sự cân bằng trở lại (có thể là cuối tháng 6). Và đây là giai đoạn tuyệt vời cho dòng tiền đầu tư tìm đến các cổ phiếu có cơ bản tốt, thuộc các nhóm ngành còn triển vọng, được hưởng lợi từ vĩ mô.

Dòng tiền trên thị trường sẽ không còn dễ dãi như 2021, các cổ phiếu bơm thổi sẽ không còn nhiều đất diễn. Nếu danh mục có nắm các cổ phiếu này hãy tận dụng nhịp hồi của thị trường và bán ra. Các nhóm ngành dẫn dắt sẽ tạo đáy trước thị trường và khi thị trường hồi phục những nhóm ngành này sẽ bật lên mạnh mẽ.

Lời khuyên của mình là hãy tập trung vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, tìm hiểu về tính chu kỳ của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh, đưa ra chiến lược phân bổ vốn hợp lý cùng với kỹ năng quản trị rủi ro, cuối cùng là một cái nhìn mang tính dài hạn chắc chắn sẽ giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này với đầy sự dày dặn, vững trãi để có thể tỉnh táo trước những con sóng tiếp theo của thị trường – nơi mà VNINDEX có thể chạm đến những con số mà chúng ta chưa hề mơ tới.

Hỗ trợ tư vấn đầu tư từ cơ bản đến nâng cao miễn phí tại SSI.

Liên hệ Zalo: 0337898802 / https://zalo.me/g/pyfrtb494

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Ngọc An Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
3 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại