Tình hình vĩ mô Tháng 7/2024 có gì?
1. Một số chỉ tiêu vĩ mô:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp +11,2%, mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây
- Doanh thu bán lẻ +9,4% YoY.
- Giải ngân đầu tư công 57,57 nghìn tỷ đồng, 7 tháng đạt 301,48 nghìn tỷ, bằng 44,5% kế hoạch năm, tăng 3,66% YoY.
- Thu hút vốn FDI +10,9% YoY (tổng vốn đăng ký), vốn thực hiện tăng 8,4%.
- Tổng giá trị xuất khẩu 35,92 tỷ USD, tăng 19,1% YoY
- Lạm phát: +4,36% YoY
- Tỷ giá: đồng VND thu hẹp đà giảm, hiện đang giảm giá khoảng 4,2% YTD (so với mức giảm giá mạnh nhất trong năm là 4,95%).
2. Đánh giá:
- Tăng trưởng: Các trụ cột tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực, đặc biệt xuất khẩu, SXCN và tiêu dùng mở rộng đà tăng so với các tháng trước. Nếu đà tăng được duy trì trong thời gian tới, tăng trưởng GDP trong quý 3 có thể sẽ tiếp tục ở mức cao (quý 2 tăng 6,9% YoY).
- Lạm phát: CPI tháng 7 tiếp tục tăng ở mức cao. Áp lực lạm phát các tháng cuối năm chủ yếu sẽ tới từ nhóm thịt lợn, trong khi một số các mặt hàng như gạo, xăng dầu, học phí, giá thuê nhà đã bắt đầu có mức nền so sánh cao hơn ở cùng kỳ năm trước. Dự báo, CPI sẽ tăng khoảng 4-4,1% YoY trong năm 2024.
- Tỷ giá: áp lực tỷ giá dự báo tiếp tục giảm bớt tới cuối năm, nhờ (1) Fed dự kiến bắt đầu hạ lãi suất trở lại từ tháng 9 và (2) nguồn cung ngoại tệ tích cực hơn nhờ (a) Việt Nam xuất siêu tích cực hơn trong nửa sau của năm và (b) kiều hối và thu hút FDI.
- CSTT và lãi suất: áp lực tỷ giá giảm bớt trong khi lạm phát trong tầm kiểm soát sẽ giúp NHNN có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ kinh tế và duy trì lãi suất điều hành ở mức hiện tại. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trung bình trong tháng 7 ở mức 5,03%.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận