Tình hình đầu tư tài chính giai đoạn cuối năm: Phục hồi sau Covid-19
Tình hình tài chính giai đoạn cuối năm 2020 luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Để có cái nhìn khách quan và cụ thể về tình hình tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lendbiz, chuyên gia ngành Tài chính – Ngân hàng.
Ông Nguyễn Việt Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lendbiz.
PV: Rất cảm ơn sự tham gia của ông Nguyễn Việt Hưng vào buổi phóng vấn ngày hôm nay. Dưới góc nhìn của người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ông đánh giá thế nào về tình hình tài chính (kinh tế) tại Việt Nam hậu Covid-19?
Nguyên nhân tăng trưởng có thể kể đến những yếu tố như sau:
Chính sách tài khóa: Thu ngân sách giảm trong khi chi ngân sách tăng do phải triển khai nhiều gói kích cầu để giảm thiểu tác động đại dịch.
Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng khoảng 10% đạt mức kỷ lục 17,7 tỷ USD (tháng 10 là 1,4 tỷ USD) trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Vốn đầu tư FDI trong 10 tháng vẫn gia tăng ở mức 23,5 tỷ USD tuy thấp hơn so với 2019 nhưng vẫn là dấu hiệu rất tốt trong giai đoạn này.
Tiêu dùng nội địa mặc dù trên đà phục hồi nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cả những thiệt hại về thiên tai bão lũ. Chính sách tiền tệ có sự nới lỏng, hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp
PV: Theo ông, các nhà đầu tư đang gặp những khó khăn gì trong thời điểm cuối năm này?
Thứ nhất, về kênh thị trường bất động sản: Thu nhập giảm sút do chịu tác động của Covid-19 khiến cầu về nhà giảm cả phân khúc nhà chung cư, bất động sản cho thuê, bất động sản du lịch, condotel và môi giới bất động sản. Trong khi đó, lượng cung dự án và cung nhà ở nhất là phân khúc nhà ở thu nhập thấp tụt giảm khiến giá nhà ở có xu hướng leo cao. Giá nhà chỉ giảm ở thị trường thứ cấp khi người mua chịu cắt lỗ. Giá nhà leo cao và cầu tụt giảm khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó và nhà đầu tư cũng không có nhiều cơ hội kiếm lời.
Tiếp theo, về kênh thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt giai đoạn tháng 4 khi chỉ số VnIndex tụt giảm còn khoảng 669 điểm sau đó tăng trở lại đạt 975 điểm vào giai đoạn hiện nay khi các yếu tố dịch bệnh được kiểm soát, những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế và sức hấp dẫn của Việt Nam trong bối cảnh các nước chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước láng giềng. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các kênh tiết kiệm, bất động sản cũng là yếu tố thu hút dòng tiền chảy vào chứng khoán. Tuy nhiên, việc đầu tư chứng khoán không bao giờ là dễ dàng và chỉ dành cho các nhà đầu tư có kiến thức và thời gian.
PV: Mô hình đầu tư P2P Lending dù mới nhưng rất được ưa chuộng trong thị trường đầu tư, ông đánh giá sao về mô hình này đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2020 – khi nền kinh tế đang trong giai đoạn “hậu phục hồi” vì Covid-19?
Ông Nguyễn Việt Hưng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
PV: Dưới góc độ và lời khuyên của một chuyên gia tài chính, theo ông nhà đầu tư cần làm gì để có thể đầu tư P2P Lending một cách hiệu quả?
Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn các công ty P2P Lending có uy tín, nhà đầu tư cũng cần xác định cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro lựa chọn. Nếu lựa chọn khẩu vị an toàn, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào các khoản vay vào các doanh nghiệp được xếp hạng cao như A+, A hoặc lựa chọn sản phẩm bảo lãnh đầu tư của Lendbiz. Nếu chấp nhận rủi ro cao hơn, nhà đầu tư có thể chọn lựa các doanh nghiệp/hộ kinh doanh có mức xếp hạng thấp hơn từ B,C,D cho đến E. Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn chiến lược đầu tư nào, điều cần nhớ là nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, chia đều số tiền đầu tư cho nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau. Bạn cũng có thể bắt đầu đầu tư với số tiền nhỏ, sau đó tăng dần lên khi đã làm quen với nó.
PV: Cảm ơn ông đã tham gia buổi phỏng vấn!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận