24HMONEY đã kiểm duyệt
21/11/2022
Tin tức và nhận định thị trường ngày 21/11/2022
TIN TỨC CHUNG:
Bộ trưởng Nội vụ Nhật từ chức do loạt bê bối tài chính trong chiến dịch tranh cử, trở thành bộ trưởng thứ ba từ chức trong chưa đầy một tháng. Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản Minoru Terada nói trong cuộc họp báo tối 20/11 "Tôi vừa đệ đơn từ chức lên Thủ tướng. Tôi cảm thấy vấn đề của mình về các quỹ chính trị không nên trở thành trở ngại đối với quốc hội". Bộ trưởng Terada từ chức giữa cáo buộc quản lý yếu kém các quỹ chính trị. Ông thừa nhận với quốc hội rằng nhóm chiến dịch địa phương của ông thậm chí liệt kê một người đã chết là thủ quỹ của nhóm trong báo cáo tài chính hàng năm.
Triều Tiên gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres là "con rối của Mỹ" sau khi ông lên án nước này phóng ICBM. Triều Tiên hôm 18/11 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây được đánh giá là một trong những vụ thử vũ khí mạnh nhất của Bình Nhưỡng, khiến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Guterres phải lên tiếng kêu gọi chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un ngừng tiến hành thêm "các hành động khiêu khích". Tuyên bố từ Tổng thư ký Guterres "đã bỏ qua mục đích và nguyên tắc Hiến chương LHQ cũng như sứ mệnh đúng đắn của tổ chức là duy trì sự vô tư, khách quan, công bằng trong mọi vấn đề", bà Choe nhấn mạnh, thêm rằng những bình luận đó cho thấy ông Guterres chỉ là "con rối của Mỹ".
Vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan cho thấy thách thức của NATO khi vừa phải bảo vệ thành viên, vừa ngăn xung đột leo thang ngoài tầm kiểm soát. Xung đột Nga - Ukraine tuần qua khiến NATO chấn động, khi một tên lửa ngày 15/11 rơi xuống ngôi làng ở biên giới Ba Lan, khiến hai dân thường thiệt mạng. Ngay sau sự việc, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói rằng tên lửa gây ra vụ nổ ở làng Przewodow gần biên giới Ukraine "rất có thể do Nga sản xuất". Tuyên bố của ông Duda châm ngòi làn sóng hoang mang trên khắp thế giới về nguy cơ chiến sự Ukraine leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn. Một số quốc gia thành viên NATO khi đó đã thể hiện ý chí sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới mà Ba Lan là thành viên.
DẦU WTI: Kết phiên giao dịch cuối tuần qua, giá Dầu WTI tháng 12 tiếp đà giảm 1.58% xuống mức 80.11 usd/thùng. Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm 240.000 thùng/ngày trong quý 4 năm nay do suy thoái toàn cầu, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và sự mạnh lên của đồng USD. Cơ quan này kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại trong quý 1 năm sau. Cũng trong tuần trước, các nhà đầu tư đã tỏ ra khá thận trọng sau cảnh báo của chủ tịch Fed bang St Louis James Bullard rằng các lần tăng lãi suất trước đó chỉ có tác động hạn chế đối với lạm phát quan sát được. Khả năng cao tại cuộc họp vào giữa tháng tới, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản sau 4 lần tăng 0,75 điểm phần trăm..
KHÍ TỰ NHIÊN: Cuối phiên giao dịch hôm qua, giá Khí Tự Nhiên tháng 12 giảm nhẹ 1.04% xuống mức 6.303 USD/mmBtu. Ngày 20/11 theo thông tin từ Reuters, việc mua và bảo trì các kho cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi để giúp Đức đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và đa dạng hóa khỏi khí đốt của Nga, sẽ tiêu tốn hơn 3 tỷ euro (3,1 tỷ USD) so với kế hoạch. Bộ kinh tế cho biết vào Chủ nhật. Equitrans Midstream Corp, cho biết vào cuối ngày thứ 5 tuần trước, họ đã làm ngập một giếng chứa khí đốt tự nhiên đã bị rò rỉ trong hơn 10 ngày, giải phóng hơn 1 Bcf/ngày vào khí quyển, theo ước tính sơ bộ.
LÚA MỲ: Giá Lúa Mì tháng 12 trên sàn Chicago điều chỉnh giảm 0.36% xuống mức 822.0 cent/giạ trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Dữ liệu mới nhất từ Bộ nông nghiệp Ấn Độ vào thứ 6 cho thấy đến nay đã trồng lúa mì trên diện tích tăng gần 15% so với một năm trước cụ thể là nông dân nước này đã trồng lúa mì trên 10.1 triệu ha kể từ ngày 1 tháng 10 khi việc gieo trồng vụ đông được đẩy nhanh.
ĐẬU TƯƠNG: Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, giá Đậu Tương tháng 1 tăng 0.79% lên mức 1428.2 cent/giạ. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Brazil đã giảm 15% trong tháng 10 so với cùng tháng năm ngoái cụ thể đã nhập khẩu 2,8 triệu tấn hạt có dầu từ Brazil trong tháng 10, giảm so với 3,3 triệu tấn một năm trước đó nguyên nhân là giá cao và thiếu lợi nhuận nghiền đã làm xói mòn nhu cầu mua hàng từ quốc gia Nam Mỹ. Argentina đang xem xét khôi phục tỷ giá hối đoái đặc biệt cho các nhà sản xuất đậu tương nhằm thúc đẩy xuất khẩu vì nước này cần đô la xuất khẩu ngũ cốc để bổ sung dự trữ.
NGÔ: Kết thúc phiên giao dịch cuối ngày 18/11, giá Ngô tháng 12 tại sàn CBOT tăng 0.04% lên 667.6 cent/giạ. Thư ký nội các thương mại cho biết, Kenya chuẩn bị nhập khẩu ngô biến đổi gen đầu tiên khi chính phủ tìm cách giảm bớt tình trạng thiếu lương thực do hạn hán tồi tệ nhất của đất nước trong 40 năm qua.
Bình luận