Tin tức thị trường năng lượng
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/11, hai mặt hàng dầu thô đồng loạt giảm mạnh hơn 4%, mức giảm trong ngày lớn nhất trong vòng 1 tháng qua.
Trong đó, dầu WTI giảm 4,27% xuống 77,37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6. Dầu Brent lần đầu tiên đóng cửa dưới 84 USD/thùng kể từ cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, chốt phiên tại 81,61 USD/thùng, giảm 4,22%. Lo ngại về nhu cầu suy giảm, trong khi sản lượng dự kiến của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gia tăng, đã kéo giá dầu lao dốc.
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, mặc dù nhập khẩu dầu thô của quốc gia này trong tháng 10 tăng 7,06% so với tháng trước, nhưng tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm với tốc độ nhanh hơn dự kiến.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 10 tiếp tục suy yếu với mức giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với 3,3% theo dự báo của thị trường. Dữ liệu báo hiệu sự suy giảm liên tục trong triển vọng kinh tế Trung Quốc do nhu cầu suy giảm ở các quốc gia phương Tây, vốn nhập khẩu nhiều hàng hoá của quốc gia này.
Xuất khẩu xăng, dầu diesel và nhiên liệu khác của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm 5% so với tháng trước xuống còn 5,17 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng tiêu thụ dầu chậm lại trên toàn cầu.
Báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã điều chỉnh dự báo cung cầu dầu thô quý IV năm nay, từ thâm hụt sang thặng dư 200.000 thùng/ngày. Trong đó, nguồn cung quý IV được điều chỉnh tăng mạnh 0,5% so với báo cáo trước, trong khi nhu cầu được EIA nâng thêm 0,2%.
Điều này đã đưa dự báo trung bình nguồn cung năm 2023 tăng 0,3% so với báo cáo trước, đưa thị trường dầu thặng dư khoảng 340.000 thùng/ngày, so với thặng dư chỉ 210.000 thùng/ngày.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận