Tin thế giới 22/11: Sẽ có thảm họa nếu Belarus đi quá đà? Hé lộ chương trình khổng lồ giữa Nga-Mỹ; căng thẳng phủ bóng Trung Quốc-Lithuania
Khủng hoảng di cư, căng thẳng EU-Belarus, Nga-Ukraine, Nga-NATO, Nga-Mỹ, Trung Quốc-Lithuania... là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
EU-Belarus:
Ngày 22/11, tuyên bố không muốn có bế tắc trong vấn đề ở biên giới với Ba Lan, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nêu rõ: "Chúng tôi không cần nó. Về mặt này, cần phải nói rõ đến từng người Ba Lan và cho họ thấy rằng chúng tôi không phải là những kẻ man rợ".
Theo nhà lãnh đạo, "chúng tôi hiểu rằng, nếu đi quá đà ở đây, chiến tranh là điều khó tránh khỏi. Và đây sẽ là một thảm họa", đồng thời tái khẳng định, nước này "không cố ý vận chuyển bất kỳ ai qua biên giới, song sẽ bảo vệ những người nghèo này nhiều nhất có thể".
Bên cạnh đó, Tổng thống Belarus cho biết, nước này đang chờ câu trả lời từ Liên minh châu Âu (EU) về việc khối này có chấp nhận 2.000 người di cư đang bị kẹt lại ở biên giới hai bên hay không.
Theo hãng thông tấn Belta, ông Lukashenko thông báo, Belarus sẽ đề nghị Đức tiếp nhận người di cư, đồng thời khẳng định EU đã không liên hệ với Minsk về vấn đề này. (TASS, Reuters)
Ukraine công bố lần đầu tiên sử dụng tên lửa Javelin của Mỹ ở Donbass
Trả lời phỏng vấn của Military Times, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo (GUR) thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov cho biết, lần đầu tiên lực lượng vũ trang nước này đã sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) Javelin của Mỹ trong cuộc chiến ở Donbass.
Bài báo có đoạn viết: "Ông Budanov nói rằng, tổ hợp tên lửa Javelin cũng được sử dụng để chống lại quân đội Nga (Ukraine coi lực lượng dân quân của hai nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng là một phần của quân đội Nga)".
Theo người đứng đầu GUR, tổ hợp ATGM của Mỹ cùng máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành yếu tố răn đe tâm lý đáng kể đối với quân đội của DPR và LPR, lưu ý rằng, Ukraine cần sự hỗ trợ của Mỹ, cũng như khẳng định, chính quyền Washington nên hỗ trợ Kiev càng sớm càng tốt. (Sputnik)
Nga dồn dập gióng chuông cảnh báo NATO, Ukraine
Ngày 21/11, thông báo trên trang mạng xã hội Telegram, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay, NATO đã không phản hồi trước những cảnh báo của Moscow và tiếp tục gây căng thẳng dọc theo biên giới của Nga, điển hình là việc Mỹ và Estonia tiến hành những cuộc tập trận chung.
Thông báo có đoạn: “Nga đang cảnh báo NATO về hành vi gây căng thẳng gần biên giới với Nga. NATO im lặng và tiếp diễn”.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn nhật báo Rossiiskaya Gazeta, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga Alexander Grebenkin cho biết, Ukraine tiếp tục thực hiện các hoạt động phá hoại, xuyên tạc, truyền bá thông tin sai sự thật về chính sách đối ngoại và đối nội của Moscow nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực đến các công dân Nga sinh sống ở Cộng hòa Crimea và các vùng biên giới khác của Nga. (TASS)
Nga chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ
Ngày 21/11, Bộ Ngoại giao Nga cho biết đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh, phía Moscow đang chuẩn bị rất kỹ lưỡng với chương trình nghị sự "khổng lồ".
Phát biểu trên được Thứ trưởng Ngoại giao Nga đưa ra trong bối cảnh ngày 18/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, bà “không loại trừ khả năng sẽ có một cuộc hội đàm giữa ông Biden và Tổng thống Putin vào một thời điểm nào đó trong tương lai”. (TASS)
Căng thẳng phủ bóng quan hệ Trung Quốc-Lithuania
Ngày 21/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, nước này chính thức hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania từ mức đại sứ xuống mức “đại biện lâm thời” liên quan căng thẳng song phương quanh vấn đề Đài Loan.
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: “Chính phủ Trung Quốc phải hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa 2 nước… nhằm bảo vệ chủ quyền và các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế”.
Phản ứng trước động thái trên, Lithuania bày tỏ lấy làm tiếc, đồng thời "nhắc lại sự tôn trọng tuyệt đối với chính sách ‘một Trung Quốc’, nhưng đồng thời cũng có quyền mở rộng hợp tác với Đài Loan”. (AFP, Global Times)
Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Trung Quốc
Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (1991-2021) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/11.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những kết quả quan trọng mà hai bên đã đạt được trong hợp tác toàn diện suốt 30 năm qua. (TTXVN)
Tổng thống Syria tiếp các quan chức ngoại giao Nga
Ngày 22/11, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gặp Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentyev và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin để thảo luận về tình hình ở quốc gia Trung Đông này, tập trung vào công tác vận động hỗ trợ nhân đạo.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga: "Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định và thực hiện các bước thiết thực để khôi phục chủ quyền và quyền kiểm soát của Damascus trên toàn lãnh thổ quốc gia như được quy định trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc".
Cùng ngày, quân đội Nga tại Syria bắt đầu tuần tra khu vực giáp ranh giữa lãnh thổ do lực lượng vũ trang Nga kiểm soát và liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu. (TASS, Sputnik)
Trung Đông
Hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét việc phát triển hơn nữa hợp tác song phương và thảo luận về tình hình ở khu vực Trung Đông, trên cơ sở nỗ lực của Nga hướng tới giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel". (TASS)
Theo nhà lãnh đạo: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì khác, kể từ khi Đông Jerusalem bị chiếm đóng từ năm 1967, thành phố này vĩnh viễn là thủ đô của Nhà nước Palestine”.
Ông Abbas cho hay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo, Lãnh sự quán Mỹ sẽ cung cấp các dịch vụ cho người Palestine làm việc trực tiếp với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoài ra, ông Abbas cũng mong muốn Mỹ sẽ thực hiện nghĩa vụ của nước này trong giải quyết hòa bình các xung đột ở Trung Đông, đồng thời khẳng định, chính quyền Mỹ coi Palestine là đối tác trong các cuộc đàm phán hòa bình. (Sputnik)
Đề xuất cũng quy định, một chính khách sẽ không được làm thủ tướng nếu từng giữ chức vụ này trong 2 nhiệm kỳ không liên tục nhưng cách nhau dưới 3 năm. Nếu hai nhiệm kỳ cách nhau trên 3 năm, quy định "không quá 8 năm" sẽ được áp dụng từ đầu. (Times of Israel)
Một số tin quốc tế nổi bật khác trong ngày:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận