menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thiên Anh

Tin thế giới 21/12: Mỹ bị tấn công mạng, Trung Quốc và Nga nói không liên quan; các nước chạy đua chống biến thể mới của SARS-CoV-2

Mỹ bị tấn công mạng, Trung Quốc và Nga nói không liên quan; các nước chạy đua chống biến thể mới của SARS-CoV-2... là tin thế giới đáng chú ý ngày 21/

Mỹ-Trung-Nga

Mỹ nói bị tấn công mạng, Nga và Trung Quốc phủ nhận liên quan

Ngày 21/12, Nga phủ nhận mọi vai trò trong các cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào Mỹ, đồng thời cho rằng những cáo buộc của Washington về việc Moscow đứng sau một vụ xâm phạm an ninh lớn là thiếu bằng chứng.

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov cho biết cuộc tranh luận công khai ở Washington về vụ tấn công “không liên quan gì đến chúng tôi. Nga không liên quan gì đến các cuộc tấn công này”. Ông nói: “Bất kỳ cáo buộc nào về sự dính líu của Nga là hoàn toàn vô căn cứ và là sự tiếp nối của chứng sợ Nga mù quáng”.

Cuối tuần qua, các nghị sỹ Mỹ đã kêu gọi phản ứng cứng rắn với cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ, chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump không sẵn sàng chỉ đích danh Nga, nước bị cho là đứng đằng sau vụ tấn công.

Thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc cũng chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Donald Trump gợi ý rằng tin tặc Trung Quốc chứ không phải Nga đứng sau một chiến dịch gián điệp mạng chống lại Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này phản đối gián điệp mạng và đã có các biện pháp trấn áp tội phạm mạng. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, Mỹ đã chính trị hóa vấn đề an ninh mạng mà không có bằng chứng thuyết phục và liên tục tung tin thất thiệt và bôi nhọ Trung Quốc nhằm làm hoen ố hình ảnh của nước này. Ông cho hay: "Chúng tôi hy vọng Washington sẽ có thái độ trách nhiệm hơn đối với vấn đề an ninh mạng”.

Trước đó, Tổng thống Trump đã đi ngược lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức khác rằng Điện Kremlin đứng sau các nỗ lực do thám các cơ quan liên bang Mỹ. Ông cáo buộc Bắc Kinh đứng sau việc này, song không đưa ra bằng chứng.

Hồi tháng Bảy, Chính phủ Mỹ đã buộc tội hai công dân Trung Quốc thực hiện gián điệp mạng kéo dài nhằm đánh cắp thông tin về vaccine SAR-CoV-2, vũ khí và các nhà hoạt động nhân quyền. Ngoài ra, các sĩ quan quân đội Trung Quốc và những người khác cũng đã bị truy tố từ năm 2014 vì Mỹ cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng để đánh cắp bí mật thương mại.

(AFP/AP)

Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm quy tắc kinh tế thị trường

Ngày 21/12, Trung Quốc cho biết nước này kiên quyết phản đối việc Tổng thống Trump ký một dự luật, theo đó sẽ đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ trừ khi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Washington, đồng thời cáo buộc dự luật này chứa các điều khoản phân biệt đối xử đối với các công ty Trung Quốc.

Phát biểu tại họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Đây là một cuộc đàn áp chính trị phi lý đối với các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ”. Ông Uông Văn Bân nói: “Dự luật này sẽ cản trở nghiêm trọng việc niêm yết bình thường của các công ty Trung Quốc và làm sai lệch các quy tắc kinh tế thị trường cơ bản mà Mỹ luôn quảng bá”

Động thái này đã trao Đảng Cộng hòa một công cụ nữa để đe dọa Bắc Kinh trước khi ông Trump rời nhiệm sở vào tháng tới.

(Reuters)

Vaccine Covid-19

Nga tự tin vaccine Sputnik-V chống được virus SARS-CoV-2 biến thể mới

Ngày 21/12, người đứng đầu Qũy Đầu tư trực tiếp nước Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev cho biết vaccine Sputnik-V của nước này có hiệu quả chống virus SARS-CoV-2 biến thể mới. Theo đó, Belarus sẽ bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik-V của Nga vào quý đầu tiên của năm 2021. Ngoài ra, Kazakhstan cũng đã bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik-V của Nga. RDIF cho biết tổ hợp dược phẩm Karaganda của Kazakhstan đã sản xuất “một lô vaccine” và sẽ được gửi đi kiểm tra tại Viện Gamaleya của Nga, nơi Sputnik-V được phát triển.

Theo ông Dmitriev, RDIF sẵn sàng cung cấp vaccine Sputnik-V cho các nước phương Tây. Cùng lúc đó, Kremlin thông báo, nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Anh AstraZeneca và Viện Gamaleya của Nga, cơ quan phát triển vaccine Sputnik-V, sẽ ký bản ghi nhớ về hợp tác vào ngày 21/12.

Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran viết trên Twitter cho biết Pháp sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 27/12. Ông Veran nói thêm rằng chương trình tiêm chủng của Pháp sẽ bắt đầu với bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong dân số, chẳng hạn như những người già.

(Reuters)

Qatar và Oman triển khai tiêm vaccine Pfizer/BioNTech, EU “chịu chi” chống Covid-19

Tuyền thông quốc gia Qatar đưa tin Bộ Y tế nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 do Pfizer và BioNTech phát triển và sẽ nhận lô hàng đầu tiên trong ngày 21/12.

Trong một tuyên bố của cơ quan này cho biết những người từ 16 tuổi trở lên sẽ đủ điều kiện tiêm chủng. Ngoài ra, Qatar cũng đã ký một thỏa thuận với nhà sản xuất dược phẩm Moderna Inc để mua vaccine của hãng này.

Cùng ngày, một quan chức Bộ Y tế Oman có bài đăng trên Twitter thông báo quốc gia này sẽ nhận lô hàng vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên vào ngày 23/12, đồng thời cho biết thêm giai đoạn đầu tiên sẽ tiến hành tiêm chủng cho 20% dân số.

Trước đó, Saudi Arbia tuần trước đã trở thành quốc gia Arab đầu tiên bắt đầu tiêm chủng Pfizer-BioNTech cho người dân. Kuwait cho biết họ dự kiến sẽ bắt đầu nhận vaccine Pfizer-BioNTech trước cuối năm 2020. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Bahrain vào đầu tháng 12 đã giới thiệu một loại vaccine do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển cho công chúng. Bahrain cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer.

Trong một tin liên quan, một tài liệu lưu hành nội bộ của Liên minh châu Âu (EU) ra ngày 18/11 cho thấy khối này đã đồng ý chi trả 15,5 Euro (18,90 USD) cho mỗi liều vaccine Covid-19 do Pfizer/sBioNTech phát triển.

Mức giá thành vaccine nêu trên trước đó được bảo mật và được đàm phán với tổng cộng 300 triệu liều, thấp hơn một chút so với mức giá 19,50 USD được Mỹ đã đồng ý chi trả cho lô hàng đầu tiên 100 triệu liều vaccine loại tương tự.

Tài liệu nêu trên của EU đưa ra sau khi thỏa thuận cung cấp giữa khối này với Pfizer và đối tác BioNTech của Đức được công bố vào ngày 11/11.

(Reuters)

Nội bộ Mỹ

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật chi tiêu tạm thời

Tối 20/12 (theo giờ địa phương), Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật chi tiêu tạm thời nhằm tránh nguy cơ chính phủ ngừng hoạt động do cạn kiệt ngân sách.

Trước đó, cùng ngày, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua việc gia hạn ngân sách chi tiêu liên bang đến hết ngày 21/12, tức là thêm 1 ngày so với luật hiện hành.

Tổng thống Trump ngày 18/12 cũng đã ký một dự luật tương tự, cho phép chính phủ có thêm ngân sách chi tiêu thêm 2 ngày, đến hết ngày 20/12, nhằm ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa. Việc Chính phủ Mỹ liên tiếp gia hạn dự luật chi tiêu tạm thời nhằm giúp các nhà lập pháp lưỡng đảng có thêm thời gian vừa thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD vừa phê chuẩn một dự luật chi tiêu chính phủ quy mô lớn hơn.

Trong tuần qua, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang cố gắng hoàn tất dự luật ngân sách liên bang trị giá 1.400 tỷ USD để duy trì các hoạt động của chính phủ đến tháng 9/2021. Dự luật này sẽ cấp ngân sách cho các chương trình chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an ninh nội địa và hoạt động viện trợ quân sự tại nước ngoài.

Trong khi đó, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã đạt đồng thuận về gói cứu trợ mới Covid-19 trị giá 900 tỷ USD, mở đường để gói hỗ trợ này sớm được thông qua tại Quốc hội sau nhiều tháng bế tắc. Gói cứu trợ mới Covid-19 sẽ hỗ trợ 600 USD cho mỗi người dân Mỹ dưới hình thức chi trả trực tiếp, trợ cấp 300 USD/tuần cho mỗi lao động thất nghiệp. Ngoài ra, gói cứu trợ này sẽ cấp hàng tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, việc vận chuyển và phân phối vaccine và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và bao gồm 25 tỷ USD hỗ trợ cho người đi thuê nhà.

Dự kiến, Thượng viện và Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu về gói cứu trợ trên ngày 21/12.

(Reuters)

Bầu cử Cộng hòa Trung Phi

Nga điều bình sỹ tới Cộng hòa Trung Phi vì lo có đảo chính

Ngày 21/12, Cộng hòa Trung Phi cho biết, Nga đã điều hàng trăm binh sĩ đến nước này sau khi nghi ngờ có âm mưu đảo chính trước thềm cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở quốc gia châu Phi này. Người phát ngôn Chính phủ Cộng hòa Trung Phi Ange Maxime Kazagui nêu rõ, Nga đã cử hàng trăm binh sĩ và vũ khí hạng nặng đến nước này trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác song phương.

Cũng theo ông Kazagui, Rwanda cũng điều vài trăm binh sĩ đến Cộng hòa Trung Phi và lực lượng này đã bắt đầu tham chiến.

Trong khi đó, Kremlin nhấn mạnh đang theo dõi chặt chẽ cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ở Cộng hòa Trung Phi sau khi chính phủ nước này nghi có âm mưu đảo chính trước thềm cuộc bầu tổng tuyển cử vào tuần này. Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói: “Tất nhiên chúng tôi đang theo dõi và phân tích tình hình”, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, ông Peskov đã không bình luận về thông tin Nga đã điều động binh sĩ đến Trung Phi.

(Reuters/AFP)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả