Tin thế giới 12/4: Tổng thống Nga khẳng định mục tiêu ở Ukraine là "cao cả"; Kiev hối EU phải quyết định ngay; New Delhi nói gì về Moscow?
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Nga-Pháp lại 'căng' vụ trục xuất, Đối thoại 2+2 Mỹ-Ấn Độ, Covid-19 ở Trung Quốc là một số tin thế giới nổi bật.
Nga-Ukraine
Ông khẳng định, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine chắc chắn sẽ đạt được "mục tiêu cao cả" là "giúp đỡ người dân ở Donbass" và các mục tiêu này là "hoàn toàn rõ ràng". (TASS, Reuters)
Theo kênh truyền hình nhà nước Nga, ông Putin nói: "Các lệnh trừng phạt đã diễn ra tổng thể, sự cô lập đã hoàn tất nhưng Liên Xô vẫn là nước đi đầu trong không gian vũ trụ... Chúng tôi không muốn bị cô lập. Không thể cô lập hoàn toàn bất cứ nước nào trong thế giới hiện đại - đặc biệt là một nước rất lớn như Nga".
Ông Putin nhấn mạnh, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là cần thiết vì Mỹ đang lợi dụng Ukraine để đe dọa Nga, bao gồm cả thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). (Reuters)
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu Nga cũng khẳng định, Moscow sẽ không dừng chiến dịch quân sự ở Ukraine trước vòng đàm phán hòa bình tiếp theo với Kiev. (Reuters)
Quan chức này khẳng định, quân đội Ukraine đã sẵn sàng đương đầu với đợt tấn công mới, nhưng không tiết lộ những bằng chứng cụ thể cho dự báo trên. (Reuters)
Yêu cầu được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, trong đó thảo luận về tác động kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine và "sự cần thiết phải đối thoại để đạt được kết quả cho cuộc xung đột".
Châu Phi đang có phản ứng chia rẽ trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 7/4 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng nhân quyền, trong số 58 quốc gia đã bỏ phiếu trắng bao gồm 24 nước châu Phi, trong đó có Senegal.
Ngoài ra, 9 nước châu Phi khác đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết và 9 quốc gia khác của châu lục này bỏ phiếu chống. (Africa Times)
Theo nhà lãnh đạo, EU cần phải trừng phạt lĩnh vực dầu mỏ và toàn bộ ngân hàng Nga. Mỗi quốc gia thành viên EU phải đặt ra thời hạn từ chối hoặc hạn chế nhập khẩu các nguồn năng lượng của Nga như khí đốt.
Ông Zelensky cho rằng, chỉ như vậy, chính phủ Nga mới hiểu "họ cần tìm kiếm hòa bình, rằng chiến tranh đang trở thành một thảm họa cho chính nước này". (Reuters)
Hầu hết các bộ trưởng đều đề nghị các biện pháp trừng phạt tối đa đối với Nga với việc ngừng mua dầu và khí đốt của quốc gia này. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được gói trừng phạt mới thì cần phải có sự thống nhất trong toàn liên minh.
Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney cho rằng, điều này rất khó bởi một số nước như Đức, Áo, Italy hay Hungary vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga để vận hành nền kinh tế.
Tại cuộc họp, các bộ trưởng cũng thông qua việc giải ngân thêm 500 triệu Eeuro để tiếp tục tài trợ cho Kiev. Trước đó, 27 quốc gia EU đã chấp thuận hỗ trợ cho Ukraine 1 tỷ Euro. (AFP)
Ông lưu ý rằng, Washington không những không có những bước đi thiết thực giúp xoa dịu tình hình mà còn tích cực tiếp thêm dầu vào lửa, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, buộc tất cả các nước phải chọn bên.
Theo quan chức ngoại giao Trung Quốc, Mỹ "nên lắng nghe dư luận quốc tế, bao gồm cả ý kiến của Trung Quốc, càng sớm càng tốt và từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh". (TASS)
Nga-Pháp lại căng đòn trục xuất
Ngày 11/4, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, nước này đang làm thủ tục để trục xuất "6 điệp viên của Nga hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao đã bị phát hiện có những hành động đi ngược với lợi ích quốc gia của Pháp".
Theo đó, sau một thời gian dài điều tra, cơ quan tình báo trong nước DGSI của Pháp đã phát hiện ra "một chiến dịch gián điệp được các lực lượng tình báo Nga thực hiện trên đất Pháp". Tuy nhiên, thông báo không cho biết thêm thông tin cụ thể về quá trình điều tra.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết DGSI "đã triệt phá được mạng lưới gián điệp của Nga".
Phản ứng trước thông tin này, ngày 12/4, Đại sứ quán Nga tại Paris thông báo đã gửi công hàm phản đối tới giới chức Pháp, đồng thời tuyên bố: "Phía Nga đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ liên quan hành động không thân thiện của các nhà chức trách Pháp và chắc chắn sẽ có phản ứng tương xứng". (AFP, Sputnik)
Mỹ-Ấn Độ
Hai nước đồng ý khởi động Đối thoại trí tuệ nhân tạo quốc phòng cũng như mở rộng các cuộc tập trận và huấn luyện chung về không gian mạng.
Các bộ trưởng cũng thảo luận về một loạt ưu tiên an ninh khu vực cũng như các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện song phương và khu vực. (PTI)
Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ tin tưởng Mỹ sẽ đóng một vai trò “không thể thiếu” đối với sự phát triển của Ấn Độ trong 25 năm tới.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, "quan hệ chặt chẽ" giữa hai nước có "gốc rễ là sự kết nối sâu sắc giữa người dân hai nước, mối quan hệ gia đình, tình bạn và những giá trị chung”.
Theo ông, "Mỹ biết rằng, Ấn Độ và Nga là mối quan hệ đồng minh tự nhiên và rất ổn định. New Delhi cũng sẽ rất thận trọng để đảm bảo lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ không bị tổn hại bởi quan hệ của Ấn Độ với bất kỳ nước nào khác trên thế giới". (TASS)
Tổng thống Mỹ có kế hoạch đến châu Á
Hội nghị này được cho là nhằm thể hiện mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Biden tới Nhật Bản kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2021. (Kyodo)
Nếu được xác nhận, ông Joe Biden có thể sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên chính thức gặp ông Yoon Suk-yeol sau khi ông nhậm chức vào ngày 10/5 tới.
Điều này có nghĩa là tân Tổng thống Hàn Quốc có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Mỹ trong vòng chưa đầy 20 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm, sớm hơn bất kỳ chính quyền nào trước đây. (Yonhap)
Nhật Bản
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết, trong chuyến công du sắp tới, Thủ tướng Kishida dự định sẽ thăm Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Ông dự định sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác hướng tới mục tiêu hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cũng cân nhắc thăm châu Âu, với ý định sẽ thảo luận về các biện pháp phản ứng trước tình hình xung đột tại Ukraine và hỗ trợ người Ukraine đi sơ tán.
Theo đó, các tàu của Trung Quốc bắt đầu đi vào lãnh hải Nhật Bản lúc 9h45 giờ địa phương (7h45 giờ Hà Nội) ngày 12/4. Vào thời điểm 10h30 giờ địa phương (8h30 giờ Hà Nội), các tàu này ở cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 16-19 km về phía Đông.
Như vậy, đây là lần thứ sáu kể từ đầu năm đến nay, tàu tuần tra Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản. Lần gần đây nhất ghi nhận vào ngày 16/3.
Động thái này được cho là nhằm thể hiện sức mạnh quân sự giữa lúc xuất hiện nhiều quan ngại về những hành động khiêu khích tiềm tàng của Triều Tiên.
Dự kiến, nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ lưu lại Biển Nhật Bản từ 3-5 ngày. (Yonhap)
Covid-19 ở Trung Quốc
Chính quyền sở tại cho biết, Thượng Hải - thành phố được coi là trung tâm tài chính của Trung Quốc - đã ghi nhận 22.348 ca mắc mới Covid-19 không triệu chứng và 994 trường hợp có triệu chứng trong ngày 11/4. (Reuters)
Trung Quốc đang vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ khi virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Vũ Hán hơn 2 năm trước. Số ca bệnh ở Trung Quốc tương đối thấp so với hầu hết các nước, nhưng riêng trong ngày 10/4, nước này ghi nhận thêm 1.184 ca mắc mới có triệu chứng và 26.411 ca không triệu chứng - mức cao chưa từng thấy trong 1 ngày.
Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Trung Quốc đã quyết định phong tỏa một số khu vực, áp dụng hình thức học trực tuyến, đặc biệt là tại Thượng Hải. Hiện 26 triệu người dân của thành phố này vẫn phải ở trong nhà trong khoảng 1 tuần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận