Tin Nhanh Chứng Khoán Trong Nước & Thế Giới 22/02
DOANH NGHIỆP
1) FPT: Hợp tác với nhiều đối tác lớn, lợi nhuận xuất khẩu phần mềm của FPT lần đầu vượt 100 triệu USD
2) VHC: Kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục khả quan trong khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp ngành cá tra tăng trưởng mạnh sau thời gian dài khó khăn.
3) SIP: Một doanh nghiệp bất động sản KCN có gần 10.500 tỷ "của để dành", mang tiền đầu tư chứng khoán cũng đang lãi lớn
4) Kinh Bắc muốn đầu tư KĐT 150 ha tại Bắc Ninh
5) CC1: Tổng công ty Xây dựng số 1 dùng Cao ốc Sailing Tower để làm tài sản phát hành trái phiếu lên tới 2.650 tỷ đồng
6) MWG: Thế giới Di động lập kỷ lục doanh thu mới trong tháng 1/2022 với 16.000 tỷ đồng, sắp mở cửa hàng ở Indonesia
7) MWG: Chuỗi Topzone mở thêm 8 cửa hàng mô hình AAR và 1 cửa hàng độc lập APR mới trong tháng 1/2022, nâng tổng số điểm bán lên 19 và hiện diện tại 14 tỉnh thành. Như vậy, chỉ sau 4 tháng chính thức ra mắt trên thị trường, Topzone đã trở thành Đại lý ủy quyền cao cấp của Apple tại Việt Nam với mạng lưới cửa hàng, độ phủ và thị phần lớn nhất.
8) MWG: Những cải tổ tại Bách Hóa Xanh: Không tập trung nhiều vào lợi nhuận, doanh thu đủ lớn sẽ đạt điểm hòa vốn
9) VNM: Vinamilk (VNM) nguy cơ "rớt" khỏi top 10 doanh nghiệp giá trị lớn nhất sàn chứng khoán
10) VHM: Hà Tĩnh sắp có KCN hơn 1.200 ha do Vinhomes đầu tư?
11) HAG: Thế kẹt của HOSE trong cú hồi tố chưa từng có của HAGL, nếu huỷ đối mặt với kiện cáo, không huỷ tạo ra bài học xấu cho trăm doanh nghiệp khác
_
12) “Áp lực lợi thế” của VCB
13) NVB: “Lao đao”
14) VIB đặt mục tiêu lãi tỷ USD, tăng vốn hoá gấp 5 lần trong 5 năm tiếp theo
15) Năm 2022, ORS lên kế hoạch tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận nhảy vọt 85% lên 500 tỷ đồng.
16) FTS: Chứng khoán FPT (FTS) đặt kế hoạch lãi trước thuế thực hiện năm 2022 giảm hơn 6% về mức 680 tỷ đồng
17) CMG: Rót nghìn tỷ vào ĐH Á Châu, Tập đoàn CMC lấn sân mảng giáo dục
18) Cà Mau: Lấy ý kiến cộng đồng triển khai Dự án tôm sinh thái Camimex-Đất Mũi
19) BBH: Một cổ phiếu tăng gần gấp 3 lần sau 10 phiên
20) ABR: Hủy niêm yết trên UpCom từ ngày 22/2 để chuyển qua HOSE.
21) SGP: Với việc lãi đột biến trong năm 2021, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn đã kết thúc giai đoạn lỗ lũy kế kéo dài nhiều năm và bắt đầu có thặng dư lợi nhuận
22) VHG: Đã qua 3 lần đổi tên cùng chuyển hướng kinh doanh, nhưng tình hình kinh doanh của CTCP Tập đoàn Tây Bà Nà (VHG) vẫn vô cùng “bết bát” khi năm 2021 vừa qua không phát sinh doanh thu, báo lỗ gần 50 tỷ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu VHG luôn biến động khó lường.
23) BII: Louis Land (BII) lại thay Tổng giám đốc chỉ sau 8 tháng
24) GEX: Niêm yết Gelex Electric; “Dự kiến, cuối tháng 2/2022, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 sẽ hoàn thành. Ngay khi hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán 2021, Công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn thiện, nộp và giải trình về hồ sơ đăng ký giao dịch với HNX trong thời gian sớm nhất”, vị đại diện khẳng định. Đây là thông báo mới nhất, như vậy đến thời điểm này đã trễ 2 tháng so với thông báo trước đó.
25) DHC: Có kế hoạch vay vốn ngắn hạn tại một loạt ngân hàng
26) PGI: Sau lãi đột biến, PJICO đặt mục tiêu lợi nhuận tối thiểu 250 tỷ năm 2022, chỉ bằng một nửa năm trước
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
27) Con trai Phó Chủ tịch HĐQT SeABank mua vào gần 4,7 triệu cổ phiếu SSB với giá rẻ hơn 60% giá thị trường. Đây là số cổ phiếu trong đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
28) HUB: Tăng giá mạnh, Searefico vẫn không thoái được vốn vì giá chưa đạt kỳ vọng
_
29) SMT: Samatel (SMT) chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn gấp đôi
30) SMT: Thị giá SMT tăng 30% sau tin Công ty phát hành 5,5 triệu cổ phiếu
31) ACG: Thị giá 100.000 đồng, Gỗ An Cường chuẩn bị chào bán 4,38 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng
32) PNJ: PNJ lãi 270 tỷ trong tháng 1, tăng 60,7% so với cùng kỳ do sự tăng trưởng mạnh từ kênh bán lẻ. Chốt giá chào bán riêng lẻ 15 triệu cp là 95.000 đồng/cp
_
=> CỔ TỨC
33) Sau nhiều lần trì hoãn, cổ đông PVD sắp nhận được cổ tức năm 2019 và 2020
34) IDV: Hạ tầng Vĩnh Phúc chuẩn bị trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 20%
35) NDN: Nhà Đà Nẵng tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2021 với tỷ lệ 20%
* Cần link đọc chi tiết hãy comment số vào trang cá nhân nhé!
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG PHIÊN 21/2
- Cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VN-Index tăng gần 12 điểm
- Các nhóm như bất động sản, chứng khoán hay dầu khí ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng giá.
- Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6 điểm (0,4%) lên 1.510,84 điểm. Toàn sàn có 286 mã tăng, 150 mã giảm và 62 mã đứng giá.
- Tổng giá trị khớp lệnh đạt 25.831 tỷ đồng, tăng 4,5% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 6,7% lên mức 13.654 tỷ đồng
- Khối ngoại mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp trên HoSE với giá trị gần 176 tỷ đồng.
- Khối ngoại sàn HoSE gom mạnh nhiều cổ phiếu bất động sản như KBC, DXG, VHM, HDG hay NLG.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng ở sàn HNX.
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
36) 9 doanh nghiệp trên HoSE chốt quyền dự đại hội đồng cổ đông vào tuần tới
37) 59 doanh nghiệp BĐS niêm yết có tổng dư nợ vay khoảng 180.000 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2020. Trong năm 2021 trả hơn 8.500 tỷ đồng tiền lãi vay, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
38) Một nhóm cổ phiếu bất ngờ "nổi sóng" đầu năm 2022 với mức tăng trưởng hàng chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn
39) Chuyển động quỹ đầu tư tuần 14-20/2: Dragon Capital chưa ngừng mua DXG. Ở chiều ngược lại, Dragon Capital bán ra 1 triệu cổ phần Kinh Bắc.
40) Cơ cấu cổ đông Imexpharm biến động lớn khi KWE Beteiligungen AG thoái toàn bộ vốn, trong khi SK Group mua vào hơn 11 triệu đơn vị.
41) Platinum Victory lại đăng ký mua hơn 12,2 triệu cổ phiếu REE
42) Khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào với nhóm doanh nghiệp dầu khí?
43) Ngành điện 2022: Thủy điện kém sắc, nhiệt điện lên ngôi, BSC liệt kê 6 mã cổ phiếu đáng mua với "upside" lên tới 51%
44) Cơ hội với cổ phiếu thép
45) Đầu năm 2022, khởi công tuyến cầu vượt 550 tại Bình Dương, bất động sản được hưởng lợi?
46) Doanh nghiệp bất động sản gia tăng quỹ đất, phát hành trái phiếu dịp đầu năm
47) Trong số 59 doanh nhiệp bất động sản niêm yết, có 9 doanh nghiệp đạt lãi ròng trên 1.000 tỷ đồng trong năm 2021. Trong đó, có thêm ba doanh nghiệp mới vào top.
48) Sau năm 2021 kinh doanh khởi sắc, các công ty chứng khoán tiếp tục đặt chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao trong năm 2022. Bên cạnh đó, nhóm này tiếp tục câu chuyện tăng vốn đáp ứng nhu cầu về cho vay margin, tự doanh, bảo lãnh phát hành.
_
=> VIỆT NAM
49) Việc dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế cùng điểm đến được xem là “đòn bẩy” quan trọng để ngành kinh tế xanh mở cửa hoàn toàn và phục hồi thị trường du lịch quốc tế từ ngày 15/3/2022.
50) Những con số về đầu tư bất động sản trong quý IV/2021 và ngay trong tháng đầu năm 2022 đã phát đi tín hiệu cho thấy lĩnh vực này đang tăng trưởng mạnh mẽ.
51) Tiêu thụ tăng mạnh đẩy giá thép xây dựng đảo chiều trong tháng 1
52) Hải Phòng: Khu công nghiệp và doanh nghiệp "khát" người lao động
53) Hai tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng, trung bình gần 60 triệu tấn/tháng.
54) Duyệt quy hoạch Bắc Giang đến năm 2030: Tây Nam là vùng trọng điểm, bố trí 10.000 ha đất KCN và CCN
55) Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội.
56) Việt Nam xếp thứ 4 trong cuộc đua xuất khẩu tôm sang Mỹ
_
=> THẾ GIỚI
57) Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay, chứng khoán châu Á trái chiều
58) Hong Kong bị hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
59) Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 8% trong năm nay trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 40 điểm cơ bản lên hơn 1,9%. Theo công cụ Fedwatch của công ty phân tích dữ liệu Refinitiv (Anh), các nhà đầu tư dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất lên trên 1,5% vào cuối năm 2022, so với mức gần bằng 0 hiện nay
60) Theo đó, vấn đề xung đột ở Ukraine sẽ không giải quyết được vấn đề tăng lãi suất từ 4-7 lần trong năm nay và việc FED thu hẹp bảng cân đối kế toán. Trong khi đó, lịch sử cho thấy thị trường thường phản ứng khá tiêu cực với việc FED tăng lái suất. Năm 2018, S&P 500 đã giảm 20% và Nasdaq giảm 24% khi FED tăng lãi.
61) Tuần trước, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,9% với các cổ phiếu du lịch và ngân hàng là những nhóm giảm điểm lớn nhất.
62) Khủng hoảng chuỗi cung ứng: Châu Á xem xét lại chiến lược 'đúng lúc' trong ngành hậu cần
63) Ngân hàng Thế giới sẵn sàng giải ngân 350 triệu USD cho Ukraine cho các nhu cầu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
64) Hàn Quốc: Xuất khẩu ô tô giảm 6,4% trong tháng 1/2022 do thiếu chip
65) Samsung đứng đầu về doanh thu bán TV toàn cầu năm thứ 16 liên tiếp
66) Phát hiện mỏ Lithium khổng lồ trên dãy Himalaya, tương lai ngành xe điện Trung Quốc bỗng dưng rộng mở
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
67) Thung lũng Silicon tiền kỹ thuật số đang hình thành tại Thụy Sĩ
68) Trong khi Fed ban hành luật cấm các quan chức cấp cao đầu tư bitcoin, tiền điện tử thì UAE được cho là đang chuẩn bị triển khai hệ thống cấp phép tiền ảo trên toàn quốc.
69) Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh về 38.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã hồi phục và tiến lên gần ngưỡng 40.000 USD trước khi bị đẩy ngược về lại 38.500 USD/BTC vào cuối ngày.
_
70) Thị trường năng lượng sẽ rất dễ bị tổn thương nếu chiến tranh nổ ra. Nga cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác.
71) Theo ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 đô la Mỹ một thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quí 1 năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%.
72) Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,18 USD (+0,20%), lên 91,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,03 USD (-0,03%), xuống 93,51 USD/thùng.
_
73) Giá vàng sẽ vẫn như ‘diều gặp gió’ bởi cú sốc địa chính trị và rủi ro tăng trưởng kinh tế
74) Giá vàng trong nước và thế giới cao kỷ lục, dự báo đà tăng còn tiếp tục
75) Chứng 'nghiện' đô la của Trung Quốc đang khiến cả châu Á lo lắng
76) Các chuyên gia cho biết những tài sản an toàn như đồng yen và đồng franc Thụy Sỹ đã là những đồng tiền hưởng lợi chính từ căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu.
77) Từ nhiều tháng nay, trái phiếu của Nga và Ukraine đã sụt giảm so với trái phiếu của các quốc gia khác.
78) Trước mối đe dọa về một cuộc chiến tranh tiềm tàng ở Đông Âu và lo ngại các ngân hàng trung ương sẽ không thể kiềm chế lạm phát, giá vàng thế giới đầu giờ sáng 21/2 (giờ Việt Nam) giao dịch trên sàn Kitco ở mức 1.905 USD/ounce, tăng 16 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
79) Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ đứng tại mức giá 1.899,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng thủng 1.890 USD/ounce, nhưng đã nhanh chóng hồi trở lại và tiến gần tới mốc 1.900 USD/ounce vào cuối ngày.
_
80) Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh. Giá xăng dầu tại Nhật Bản cũng tăng liên tiếp trong sáu tuần khi căng thẳng địa chính trị leo thang.
81) Bốn nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu – gồm Ukraine, Nga, Kazakhstan và Romania – vốn gửi các loại hàng hóa này ra nước ngoài từ các cảng trên biển Bắc sẽ phải nhìn việc kinh doanh của họ gián đoạn nếu có chiến tranh hay cấm vận.
Vàng SJC 63.4 tr/lượng
USD 22,930 đồng
Bảng Anh 31,540 đồng
EUR 26,678 đồng
* Đừng quên theo dõi mình trên 24hmoney nhé
#tinnhanhchứngkhoán
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận