Tín dụng cuộc chơi của sự uy tín
Tín dụng là một trong những phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người. Giống như người mua và người bán tạo nên các giao dịch, chúng ta có người vay và người cho vay tạo nên tín dụng.
Người cho vay thường muốn kiếm được nhiều tiền hơn nhờ hoạt động cho vay với LÃI SUẤT, còn người vay muốn có tiền để mua những thứ mà mình không có khả năng mua như mua nhà, xe, hoạt động đầu tư kinh doanh…
Như vậy tín dụng sẽ giúp cả 2 đạt được thứ mà mình muốn. Người vay hứa sẽ trả lại khoản tiền mà họ mượn đó gọi là vốn, cộng thêm một khoản nữa đó là lãi suất. Tất nhiên là các bạn ở đây đều biết đó là lãi suất giảm người ta sẽ vay nhiều hơn, và lãi suất tăng người ta sẽ vay ít hơn.
Với số người từ 2 trở lên thì TÍN DỤNG được tạo thành. Bất cứ khi nào tín dụng được tạo ra, ngay lập tức nó sẽ biến thành nợ. NỢ sẽ là tài sản của người cho vay và là trách nhiệm pháp lý của người vay. Khi người vay trả cả vốn lẫn lãi, tài sản và trách nhiệm pháp lý sẽ biến mất và khi đó GIAO DỊCH được tạo thành.
Chung quy lại khi có nhiều tín dụng được tạo ra thì nền kinh tế sẽ được thúc đẩy, tổng chi tiêu sẽ thúc đẩy năng lực của toàn bộ nền kinh tế. Khi người vay nhận được tín dụng, họ sẽ có khả năng tăng mức chi tiêu của mình lên, và khi đó chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người kia. Mỗi một đồng bạn chi sẽ là một đồng người khác kiếm được, và mỗi một đồng bạn kiếm được sẽ là một đồng mà người khác chi. Như vậy khi bạn chi nhiều hơn, người khác sẽ kiếm được nhiều hơn, và như vậy nó tạo nên một vòng quay và mối liên kết giữa tất cả mọi thành phần từ người dân với giao dịch đơn lẻ cho đến chính phủ với quy mô lớn.
Khi thu nhập của một người tăng lên, nó sẽ làm người cho vay sẵn sàng hoặc chủ động cho người đó vay nhiều hơn, vì họ xứng đáng với tín dụng nhiều hơn. Khi đó người vay xứng đáng với tín dụng, họ sẽ có 2 thứ đó là khả năng trả nợ và thế chấp. Thu nhập cao sẽ giúp người đó trả nợ, và trong trường hợp anh ta không thể trả nợ, sẽ còn tài sản thế chấp có giá trị để bán, do đó người cho vay cảm thấy ok khi cho anh ta vay. Vô hình tạo ra một vòng quay là thu nhập của một người tăng = tăng khả năng vay = tăng khả năng chi = và làm cho thu nhập người khác tăng = tăng khả năng vay =… cấp số n.
Với mô hình bánh răng này dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra 1 CHU KỲ KINH TẾ.
Theo thời gian các nước tân tiến có những bước phát triển đột phá về kinh tế, ngược lại có những nước vẫn duy trì đời sống đói kém và chậm phát triển. Tại các nước tân tiến họ tích lũy kiến thức và nâng cao đời sống, chúng ta gọi đó là Tăng trưởng trưởng năng suất lao động. Những người sáng tạo và chăm chỉ có khả năng năng suất và mức sống cao hơn những người lười biếng, nhưng điều đó không nhất thiết đúng trong ngắn hạn, Năng suất quan trọng nhất trong DÀI HẠN, nhưng NỢ quan trọng trong NGẮN HẠN. Lý do bởi vì tăng trưởng năng suất không biến động nhiều nên nó không gây nên biến động lớn cho nền kinh tế. Nhưng Nợ thì có, bởi vì nó cho phép chúng ta tiêu dùng nhiều hơn mức chúng ta sản xuất, và nó buộc chúng ta phải tiêu thụ ít hơn khi chúng ta phải trả nợ. Nợ thường biến động trong 2 chu kỳ lớn, chu kỳ bé mất đến 8–10 năm và chu kì lớn mất đến 75–100 năm. Hầu hết mọi người có thể cảm nhận được sự biến động này nhưng thông thường họ sẽ không thấy những biến động này như chu kỳ vì họ thấy chúng gần quá gần như tháng, quý hoặc 1 năm.
Hãy hình dung một nền kinh tế không có nợ, chỉ có một cách duy nhất để tăng chi tiêu để tăng thu nhập đó là tăng sản xuất và lao động chăm chỉ hơn. Tăng năng suất lao động là cách duy nhất để tăng trưởng. Nếu chúng ta theo dõi các giao dịch đơn thuần chúng ta sẽ thấy quá trình tăng trưởng đơn thuần đi lên nhưng vì chúng ta vay mượn nên chúng ta có chu kỳ. Điều này xảy ra không phải do bất kỳ luật hay quy định nào, mà nó xảy ra là do bản chất của con người và cách mà tín dụng hoạt động.
Hiện nay dịch bênh trên thế giới cũng như Việt Nam đang gặp quá nhiều biến động và khó khăn, nhiều nước bắt đầu nâng lãi suất và có các hoạt động như nâng trần nợ công, cơ bản trong đại dịch họ đã chi tiêu quá mức và không thể kiểm soát. Một điều khá cơ bản để đánh giá nền kinh tế thông qua năng suất hoạt động đó là "người lao động". Việc thiếu hụt người lao động khiến cho năng suất giảm, cộng với việc nợ tín dụng tăng cao, nên trong ngắn hạn "cơn bệnh" sẽ chưa phát tác, nhưng trong giai đoạn tới nhìn xa hơn nền kinh tế sẽ bắt đầu có sự sắp xếp lại trật tự.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận