24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Tùng Thiện Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tin bẩn về cổ phiếu: Cách bạn biến thành cơ hội đầu tư

Tôi không có ý khuyến khích tung tin bẩn, thậm chí, đây là hành vi cần lên án. Tuy nhiên, tin bẩn về cổ phiếu vẫn tồn tại ở bất kỳ đâu trên thị trường chứng khoán thế giới.

Và thị trường chứng khoán Việt Nam không có ngoại lệ. Đó là thứ chúng ta buộc phải chấp nhận khi tham gia đầu tư cổ phiếu, dù muốn hay không muốn. Hơn thế, bài viết sẽ hướng dẫn bạn biến tin bẩn thành cơ hội một cách có nguyên tắc.

Tìm hiểu tin bẩn về cổ phiếu

Chúng ta sẽ tìm hiểu hai dạng tin đồn và kỹ thuật “giật tin”.

Khái niệm và phân loại tin đồn

Tin bẩn về cổ phiếu là những thông tin không có thật liên quan đến một cổ phiếu nào đó. Thông tin này có thể ở dạng “tích cực” khiến giá cổ phiếu tăng, hoặc “tiêu cực” khiến giá cổ phiếu giảm. Nó sẽ ở dạng “tích cực” nếu một nhà đầu tư lớn hoặc “tổ lái” muốn tăng giá một cổ phiếu nào đó do họ nắm giữ. Nhưng sẽ ở dạng “tiêu cực” nếu họ muốn dìm giá để gom hàng. Nếu muốn hiệu quả hơn, bạn nên tham khảo bài viết “Khám phá kỹ thuật thao túng cổ phiếu“.

Phương tiện và kỹ xảo “giật tin”

Có những tin bẩn ở dạng rất tinh vi. Nghĩa là nhà đầu tư rất khó nhận biết thật hay giả. Chẳng hạn, thông tin về “cấm nhập khẩu phân bón” để dìm giá gom loại cổ phiếu này. Ngoài ở các tờ báo lá cải, trên mạng xã hội, và các group, tin đồn này còn được đăng trên báo chính thống và truyền thông đại chúng khác.

Những người hiểu về luật sẽ tin rằng việc cấm xuất khẩu là gần như không thể. Bởi vì được quy định bởi Luật quản lý ngoại thương. Tuy nhiên, phổ biến nhà đầu tư không chuyên về luật, nên phản ứng của chúng ta là bán tháo.

Đôi khi, ngay cả việc đặt tiêu đề bài viết hoặc đặt vấn đề cũng rất tinh vi. Họ có thể khiến nhà đầu tư “giật mình thoát thân” bằng mọi giá khi nhìn thấy tiêu đề, chứ chưa cần phải đọc nội dung. Nhưng người “giật tin” cũng chẳng phạm luật gì. Đơn giản vì họ biết cách dùng ngôn từ và hiểu luật.

Từ nguồn thông tin bị động

Có rất nhiều nguồn để bạn nhận được tin bẩn, dù ở dạng “tích cực” hay tiêu cực. Đó có thể là trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các nhóm, …

Mặc dù vậy, đây chỉ là nguồn bạn tiếp nhận thông tin ở dạng bị động. Bạn cần tạo thói quen khai thác nguồn thông tin chủ động. Bởi vì với nguồn thông tin bị động, chúng ta luôn đi sau. Trong khi với nguồn thông tin chủ động, chúng ta có cơ hội đi trước. Lợi thế thông tin trong đầu tư chứng khoán rất quan trọng. Bạn biết rằng đây là thị trường cực nhạy với thông tin. Nói cách khác, bạn cần biết tạo nguồn thông tin chủ động như thế nào. Kỹ thuật này được giới thiệu trong cách giám sát cổ phiếu liên tục.

Lưu ý quan trọng

Bạn cần lên kế hoạch chi tiết trước phiên giao dịch. Nói cách khác, đừng bao giờ giật mình mua và giật mình bán.

Ngoài ra, bạn cần lập danh mục yêu thích và quan sát trên máy tính. Đồng thời, nếu là nhà đầu tư chuyện nghiệp, bạn nên luyện thói quen quan sát danh mục số lượng lớn. Nghĩa là từ một vài chục cho đến hàng trăm mã, trên một, hoặc nhiều màn hình máy tính. Bởi vì đầu tư lướt sóng hiệu quả hơn nhiều. Việc quan sát danh mục cổ phiếu lớn giúp bạn liên tục phát hiện cơ hội.

Biến tin đồn xấu thành cơ hội

Tin đồn xấu sẽ cực kỳ hiệu quả trong trường hợp thị trường đang bất ổn. Chúng trở nên đặc biệt hiệu quả nếu cổ phiếu đã giảm giá một vài phiên trước đó. Và khi kết hợp với cả kỹ thuật thao túng chứng khoán, cổ phiếu có thể nằm sàn dư bán ngay khi mở phiên.

Phản ứng thế nào với tin đồn xấu?

Nếu bạn biết trước được tin đồn xấu khi đang nắm giữ cổ phiếu, khả năng cao hơn là bạn nên cân nhắc bán. Thị trường chứng khoán cực nhạy với tin đồn xấu, dù có thật hay không có thật. Kết luận như vậy đã được rút ra trong các nghiên cứu về tâm lý học. Nghĩa là nhà đầu tư thường phản mạnh và ngay ứng lập tức với tin đồn xấu. Cho dù khi bạn biết rằng đó là thông tin sai sự thật đi nữa, bạn vẫn nên cân nhắc bán.

Cụ thể hơn, ở ví dụ nêu trên về phân bón, dù bạn có tin chắc chắn rằng phân bón không bị cấm xuất khẩu, bạn vẫn nên cân nhắc bán. Điều này vẫn đúng ngay cả khi lãnh đạo doanh nghiệp giải trình thông tin sai theo quy định của luật chứng khoán.

Nhưng nếu bạn bán và sau đó cổ phiếu tăng, thậm chí tăng trần thì sao? Đừng bao giờ tiếc.

Nguyên tắc là: Phản ứng nhanh nhất có thể liên quan đến tin đồn tiêu cực nếu đang nắm giữ cổ phiếu.

Chờ đợi cơ hội mua vào

Nếu thị trường thực sự phản ứng mạnh, bạn nên theo dõi và đợi tối thiểu là một vài phiên. Thời gian sẽ chứng minh tin đồn xấu là sai, và nhà đầu tư sẽ quay trở lại.

Khi đó, nếu nhận biết được tín hiệu tốt để mua vào, rất có thể bạn sẽ “ăn vài cây trần”. Tuy nhiên, bắt đáy cũng là một kỹ thuật quan trọng. Nếu không, có thể nhà đầu tư sẽ “ăn vài cây sàn” mà không có cách nào “thoát thân”. Bạn sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong một bài viết khác.

Biến tin đồn “tích cực” thành cơ hội

Thông thường, nhà đầu tư nói chung sẽ khá thận trọng mua vào nếu xuất hiện thông tin “tích cực”. Điều này vẫn đúng khi chúng có thật chứ không hẳn chỉ với tin bẩn. Đây cũng là kết luận trong tâm lý học đã nêu trên: Phản ứng mất sẽ nhanh và mạnh hơn so với cơ hội kiếm thêm.

Nếu thường xuyên quan sát, đôi khi bạn tin chắc rằng giá cổ phiếu sẽ tăng do có tin tốt. Nhưng thực tế chưa hẳn đã vậy, thậm chí chúng lại đi theo chiều giảm mạnh.

Khi đang nắm giữ và quan sát thấy giá cổ phiếu tăng mạnh, có thể bạn nên cân nhắc bán.

Trừ khi bạn đã xem xét thận trọng trước đó và mua vào khi chưa tăng, còn khi đã tăng vọt, có lẽ tốt hơn là bạn chuyển sang cổ phiếu khác. Bởi vì đơn giản, tin đồn tích cực sai sẽ sớm bị phát giác. Khi đó, giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm, thậm chí giảm mạnh.

Kế hoạch và danh mục yêu thích của bạn cần chuẩn bị cho nhiều, chứ không phải chỉ một cơ hội. Khi một cơ hội đã qua đi, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội khác.

Mặc dù vậy, một lần nữa, chúng ta mới xem xét nhận diện tin đồn dạng bị động. Nghĩa là bạn vô tình biết được thông tin trên phương tiện đại chúng, mạng xã hội, các nhóm, … Chúng ta cần có kế hoạch giám sát thông tin ở dạng chủ động. Nghĩa là bạn sẽ cần đến kỹ thuật giám sát giá cổ phiếu liên tục như đã nêu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả