Tìm cơ hội gia tăng nguồn vốn FDI trong đại dịch COVID-19
Nếu Việt Nam tập trung toàn lực vào giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký nhưng chưa giải ngân sẽ giúp có nguồn vốn lớn góp phần tăng trưởng của nền kinh tế trong 2020...
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu sơ bộ về xuất nhập khẩu trong tháng 3. Tổng kim ngạch cả nước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 17,4% so với tháng 2, trong đó xuất khẩu hơn 24tỷ USD, tăng 15,7%,cònnhập khẩu đạt hơn 22tỷ USD, tăng 19,2%.
Tính chungquý I,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cũng thặng dư gần 2tỷ USD trong tháng 3, đưa mức thặng dư thương mại trong quý I lên 3,74 tỷ USD.
So với số liệu ước tính đượcTổng cục Thống kê công bố cuối quý I, số liệumới công bố của Tổng cục Hải quan cao hơn 7,3 tỷ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu và gần 1 tỷ USD về thặng dư thương mại.
Tuy nhiên, con số tăng trưởng cao với thặng dư lớn không phản ánh sự đồng đều giữa các khu vực của nền kinh tế. Thặng dư thương mại trong quý I, thực tế, chủ yếu nhờ hoạt động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo Tổng cục Hải quan,tổngxuất nhập khẩu của nhóm này trong quý I đạt hơn77tỷ USD, tăng 3,8% cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt42,55 tỷ USD, còn nhập khẩu 34,82 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 7,7tỷ USD.
Nếu như trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có mức tăng mạnh theo từng quý, từng năm, thậm chí có thời điểm tăng tới gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước thì trong quý I/2020, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là gần 2 tỷ USD. Con số này chỉ bằng 34,4% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019, giảm tới hơn 65% (Số liệu từ Tổng cục Thống kê).
Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của vốn FDI vừa qua trước hết là do sự tác động của đại dịch COVID-19 lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Sự nguy hiểm và dễ lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài quyết định tạm hoãn các hoạt động khảo sát đầu tư hoặc tạm hoãn triển khai các dự án.
Mặc dù thu hút FDI của Việt Nam trong quý I/2020 giảm khá sâu so với cùng kỳ 2019 nhưng theo các chuyên gia, trong bối cảnh khó khăn bao trùm vì dịch bệnh, kết quả này vẫn đáng khích lệ và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam đầu năm 2020.
TS. Phan Hữu Thắng - Giám đốc cấp cao Công ty GIBC, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho rằng,Việt Nam có rất nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn FDI trong năm 2020 cũng như thời gian tới: Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế dù đối mặt với khó khăn trong đại dịch COVID-19 vẫn có mức tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia khác.
Với Chỉ thị 11/CT-TTg về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, các doanh nghiệp FDI cũng sẽ dần được tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, qua đó tạo cơ hội để Việt Nam thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn FDI khi dịch bệnh qua đi.
Bên cạnh đó, xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế của Mỹ trong thương chiến Mỹ - Trung, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ giữa năm 2020... sẽ tiếp tục là lực đẩy cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới.
Đặc biệt, các FTA lớn mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA... sẽ là động lực hết sức quan trọng, mở ra cơ hội lớn trong thu hút FDI cho Việt Nam.
Chắc chắn với những gì ảnh hưởng từ dịch bệnh đang gây ra thì vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm. Nhưng theo TS Thắng thì, nếu Việt Nam tập trung toàn lực vào giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký nhưng chưa giải ngân được sẽ giúp Việt Nam có nguồn vốn lớn góp phần bảo đảm tăng trưởng của nền kinh tế trong 2020 - đây chính là giải pháp cần thiết thực hiện trong bối cảnh đầu tư mới suy giảm do COVID-19.
Bởi trên thực tế ông cho biết, lũy kế đến 31/12/2019 tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký chưa giải ngân là 154,2 tỷ USD, nếu tập trung giải ngân được 15% (một tỷ lệ % khiêm tốn) số vốn này, với các giải pháp quyết liệt thì số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân từ nay đến cuối năm sẽ đạt mức 23,13 tỷ USD, cộng với số vốn đã giải ngân 3,85 tỷ USD trong quý I/2020 thì tổng vốn đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân được trong 2020 là khoảng 27 tỷ USD, tăng 32,3% so với 20,38 tỷ USD năm 2019.
Đưa ra dự báo cho cả năm 2020, PGS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nếu dịch được khống chế vào cuối tháng 4/2020 thì tăng trưởng GDP vẫn kỳ vọng trên 6% và thu hút FDI dự đoán ở mức 38 tỷ USD, tương đương 2019.
Chuyên gia này nhấn mạnh, tăng trưởng GDP và thu hút FDI còn phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch của các quốc gia là bạn hàng - đối tác truyền thống của Việt Nam, bởi nếu các quốc gia đó còn bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới đầu ra – xuất khẩu của Việt Nam.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận