24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phương Lâm
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tìm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản trong làn sóng Covid mới

Trong quý 2/2021, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ. Đến cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 2 cơ hội chính.

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD (+13% so với cùng kỳ) trong 4 tháng đầu năm 2021. Từ năm 2020 đến tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3-tháng 4/2021, khi xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17% -30% so với cùng kỳ. Trong quý 2/2021, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ. Đến cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 2 cơ hội chính: Thứ nhất, giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19; vàThứ hai, tiếp tục tăng trưởng từ mảng bán lẻ và bán hàng trực tuyến trong khi nhu cầu từ kênh nhà hàng sẽ sớm phục hồi.

Theo nhóm phân tích của CTCK SSI, thì các doanh nghiệp xuất khẩu tôm được hưởng lợi từ làn sóng Covid mới Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ấn Độ sản xuất khoảng 650.000-700.000 tấn tôm trong năm 2020 (-30% so với cùng kỳ). Làn sóng Covid-19 gần đây ở Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, trái ngược với nhiều dự báo về việc sản lượng sản xuất tôm ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2021.

Do đó, điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh (cụ thể là Ecuador, Indonesia, và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ. VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ trong khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất sẽ giảm do Covid.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm của Ấn Độ sang Mỹ giảm -9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 10% so với cùng kỳ về giá trị trong Q1/2021. Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng. Ecuador là nước hưởng lợi tức thì, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về giá trị trong Q1/2021 (2020: +50% so với cùng kỳ về giá trị). Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong số nhóm 5 nước hàng đầu - cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.

Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, với kết quả khả quan trong quý 1/2021 cụ thể tăng 41% so với cùng kỳ về sản lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị.

Tìm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản trong làn sóng Covid mới

Với tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức khá caoso với các đối thủ cạnh tranh (do tỷ trọng tôm sú có giá bán bình quân cao hơn).SSI lưu ý rằng giá bán bình quân đối với tôm thẻ chân trắng nguyên liệu vẫn khá ổn định (10 USD/kg), giá bán bình quân trong quý 1/2021 giảm là do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm để giảm tỷ trọng tôm sú với giá cao hơn. Tỷ lệ doanh thu tôm thẻ chân trắng/tôm sú thay đổi từ 87/13 trong quý 1/2020 thành 91/9 trong quý 1/2021. Điều này là do tôm sú thường được tiêu thụ trong các kênh nhà hàng và khách sạn vẫn đang đóng cửa một phần do dịch Covid -19.

Dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu đối với tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến). Trong quý 1/2021, Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong Nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu (như bảng số liệu trên).

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ phục hồi. Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng 3% so với cùng kỳ trong quý 1/2021 và 26% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 4/2021, trong đó xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ.

Dữ liệu cho thấy ngành thủy sản phục hồi vững chắc. VASEP cũng dự kiến giá bán bình quân từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 đã chạm đáy (do cả các yếu tố chu kỳ và nhu cầu dễ ảnh hưởng do dịch bệnh) và giá bán bình quân của tất cả các thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả