menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hùng Dũng

Tiki và Sendo sát nhập, "hội quân" cho "cuộc chiến đốt tiền"?

Một cuộc chiến "đốt tiền" chính thức được bắt đầu.

Theo tạp chí DealStreetAsia, 2 sàn thương mại điện tử Tiki và Sendo của Việt Nam có thể sẽ sát nhập với nhau để trở thành một “con hổ” mới trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến.

Lãnh đạo của 1 trong 2 doanh nghiệp trên đã chia sẻ với DealStreetAsia rằng Tiki và Sendo đang có các cuộc đàm phán bàn về vấn đề sát nhập. Theo đó, 2 sàn TMĐT này đang ở bước định giá trước khi đi vào những thảo luận sâu hơn.

Cả Tiki lẫn Sendo đều là những doanh nghiệp lớn trong mảng thương mại điện tử tại Việt Nam. Sau sự ra đi của Adayroi hồi cuối năm ngoái, hiện Tiki và Sendo là những doanh nghiệp nội hiếm hoi còn lại trên thị trường thương mại điện tử Việt.

Hiện tại, đối thủ chính của cả Tiki và Sendo là Lazada và Shopee, 2 sàn thương mại điện tử có yếu tố đầu tư nước ngoài. Do đó, việc sát nhập Tiki và Sendo nếu thực sự xảy ra sẽ giúp 2 doanh nghiệp này có một tiềm lực và vị thế vững chắc hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ ngoại.

Trong vài năm trở lại đây, ngành thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Tuy vậy, nhóm 4 doanh nghiệp lớn nhất “làng” thương mại điện tử Việt Nam gồm Lazada, Shopee, Tiki và Sendo đều đang chịu lỗ.

Lazada và Shoppe lỗ 1.773 và 1.901 tỷ đồng trong năm 2018. Với Tiki và Sendo, con số này lần lượt là 756 và 701 tỷ đồng. Nếu xét trên cả quá trình, Lazada hiện đang lỗ lũy kế khoảng 7.100 tỷ đồng. Với các doanh nghiệp còn lại, số lỗ lũy kế lần lượt là 2.700 tỷ đồng (Shopee), 1.400 tỷ đồng (Tiki) và 1.250 tỷ đồng (Sendo).

Tiki và Sendo sát nhập, "hội quân" cho "cuộc chiến đốt tiền"?
Tiki và Sendo là 2 doanh nghiệp nội hiếm hoi còn tồn tại trên thị trường TMĐT Việt Nam.

Có thể thấy, cuộc chiến trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam về bản chất là một cuộc chiến “đốt tiền”. Ở nơi đó, doanh nghiệp nào trường vốn hơn sẽ có thể trụ lại chờ tới ngày “hái quả”. Doanh nghiệp nào “hụt hơi” sẽ phải phá sản và ra về tay trắng.

Đây cũng là lời giải thích cho số phận của các sàn thương mại điện tử đã từng nổi danh nhưng sau đó sớm lụi tàn như Vuivui (của Thế giới di động), Adayroi (của Vingroup), Lotte và mới đây nhất là Leflair.Có thể thấy, cuộc chiến trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam về bản chất là một cuộc chiến “đốt tiền”. Ở nơi đó, doanh nghiệp nào trường vốn hơn sẽ có thể trụ lại chờ tới ngày “hái quả”. Doanh nghiệp nào “hụt hơi” sẽ phải phá sản và ra về tay trắng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại