Tiki và Sendo sáp nhập lại liệu có địch lại với Shopee và Lazada không?
Nếu không có sự thay đổi đột phá về mô hình và chiến lược thì tôi e là vụ sáp nhập này chỉ giúp cầm cự (và đốt tiền) thêm một thời gian nữa thôi.
Với những ngành kinh doanh hướng đến thị trường mass, vốn là một miếng bánh rất hấp dẫn đối với các tập đoàn lớn của nước ngoài, nên họ sẽ dốc sức chiến đến cùng để dành lấy. Vậy nếu các doanh nghiệp VN không tạo ra được một lợi thế riêng, hay một thế phòng thủ đặc thù cho riêng mình thì về lâu dài khó mà giữ được.
Như tôi đã từng phân tích về thị trường bán lẻ VN mấy năm trước, do VN mở thị trường cho hàng tiêu dùng ngoại vào một cách thoải mái quá, đặc biệt là hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, nên ngành sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đã gần như bị tiêu diệt. Điều này là một bất lợi cho ngành bán lẻ trong nước khi danh mục kinh doanh của họ đa phần là hàng nhãn ngoại, hàng ngoại nhập. Cạnh tranh trên thị trường nhà mà còn khó, thì triển vọng mở rộng ra khu vực và thế giới càng xa vời hơn.
Tiki và Sendo rõ ràng là khó mà có thể cạnh tranh lại các mạng bán lẻ do TQ sở hữu đối với các mặt hàng "made in china". Đó là chưa kể về tầm chiến lược quốc gia, chính phủ TQ rõ ràng là có ý đồ chiến lược, có chính sách hỗ trợ rất mạnh để giúp doanh nghiệp phát triển ra nước ngoài.
Bán lẻ online là một ngành kinh doanh mà công nghệ là một phần quan trọng. Về mảng công nghệ thì thời gian qua đã chứng tỏ doanh nghiệp VN chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các nền tảng của khu vực về mặt trình độ công nghệ.
Các nền tảng dịch vụ gọi xe là một ví dụ rõ ràng nhất. Trong khi Grab đã có thể đưa ra phần mềm ứng dụng rất ổn định, họ có khả năng xử lý sự cố rất kịp thời, và nền tảng của họ cũng rất linh hoạt, có thể ứng dụng AI để tự động hóa cao, thì các app của VN còn ở trình độ thô, nhiều lỗi, khả năng xử lý chậm, kém linh hoạt, nhiều ứng dụng vẫn phải làm thủ công.
Với một trình độ năng lực về công nghệ hạn chế như vậy, thì việc phát triển, mở rộng từ bán lẻ thành dạng hệ sinh thái công nghệ, e là khó.
Bán lẻ trong giai đoạn thị trường GROWTH như hiện tại là giai đoạn tăng tốc để chiếm thị phần, vậy nên vốn cũng là một điều kiện quyết định thành công. Khả năng đốt tiền của các mạng bán lẻ Việt khó mà sánh bằng các mạng của TQ, Singapore... Vì họ là doanh nghiệp lớn, lại dễ gọi thêm vốn từ thị trường nước ngoài nơi có nhiều nhà đầu tư sãn sàng chấp nhận các mô hình đầu tư tương lai hơn.
Và cuối cùng, không thể không kể đến hiệu quả của công tác quản lý. Đây cũng là một điểm yếu quan trọng của các doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp thuần Việt thường có thể phát triển rất nhanh ở giai đoạn đầu. Nhưng khi phát triển đến một qui mô lớn, và phải bắt đầu đối mặt với cạnh tranh, thì thường bộc lộ sự kém hiệu quả do hạn chế về trình độ và năng lực quản lý.
Các doanh nghiệp Việt do không có một mô hình quản lý mẫu ngay từ đầu, nên thường phải "vừa đi vừa dò đường" để tìm ra mô hình quản lý phù hợp cho mình, mà đa phần là học hỏi lại theo kiểu chắp và từ các đối thủ nước ngoài của mình.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt vì vậy không thể hiệu quả bằng các đối thủ đến từ khu vực và các tập đoàn đa quốc gia. Mà quản lý kém hiệu quả hơn thì đương nhiên kinh doanh sẽ kém hiệu quả hơn, nhiều rủi ro hơn.
Nói tóm lại là nếu không có một sự đột phá về mặt chiến lược và mô hình, thì tôi cho là sau vụ M&A này, trong thời gian đến sẽ lại có tiếp một thương vụ M&A khác mà người thâu tóm là các tập đoàn nước ngoài.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận