menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Hải

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”

Được mở cửa đón khách, nhiều tiểu thương, lái đò ở chùa Hương tất bật từ sáng sớm đến đêm muộn để chuẩn bị cho mùa lễ hội. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, ban quan lý lễ hội đã hỗ trợ tiền thu mặt bằng, bến bãi theo mùa vụ tạo động lực cho người dân buôn bán, hoạt động trở lại.

Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, kéo dài đến tháng 3 (âm lịch). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND huyện Mỹ Đức đã quyết định dừng tổ chức phần Lễ hội Chùa Hương năm 2022, nhưng vẫn mở cửa đón khách hành hương từ ngày 11/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch)

Việc chùa Hương được “khai hội” không chỉ là tin vui của du khách thập phương mà hàng trăm lái thuyền, tiểu thương kinh doanh tại đây cũng phấn khởi, vui mừng. Sau thời gian dài “mất việc” do Covid-19, đây là thời điểm họ kỳ vọng sẽ lập lại được thu nhập “khủng” như mọi năm.

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”
Tiểu thương chùa Hương bước vào mùa lễ hội muộn do ảnh hưởng của Covid-19.

Thông thường, một “vụ” kinh doanh ở chùa Hương diễn ra trong khoảng 3 tháng, từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch. Trong đó, cao điểm nhất vào tháng 1 âm lịch. Theo đó, một số loại hình kinh doanh được cho là “hốt bạc” ở chùa Hương như: Lái thuyền; viết sớ, bán đồ lễ, bán nước; đồ ăn vặt…

Anh Nguyễn Văn Chất (40 tuổi) – chủ một ki-ot kinh doanh ở chùa Hương cho biết: “Hàng năm tôi mở cửa bán hàng xuyên Tết phục vụ bà con đi lễ chùa, nhưng từ năm ngoái đến năm nay ảnh hưởng của Covid-19 nên phải đóng cửa dài hạn, tới giờ mới được mở. Hy vọng kiếm thêm thu nhập nhưng không biết có được như mọi năm không vì thời điểm này nhiều người bận đi làm, ít đi lễ chùa.”

Anh Chất làm nghề viết sớ, sắp lễ cúng ở chùa Hương hơn 10 năm, cửa hàng của anh nằm ở vị trí trung tâm, là một trong những ki-ot có tiền thuê đắt đỏ nhất. Theo anh Chất, hàng năm vị trí này thuê hết 350 triệu/vụ (3 tháng) với diện tích mặt bằng khoảng 16m2. Thông thường có 2 – 3 nhà cùng thuê chung 1 ki-ot.

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”

Việc được hỗ trợ tiền thuê địa điểm, bến bãi đã giảm bớt phần lớn gánh nặng cho các hộ kinh doanh và lái thuyền ở đây.

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”

Theo ông Nguyễn Bá Hiển – Trưởng ban quản lý khu di tích thắng cảnh chùa Hương: Ban quản lý sẽ hết sức tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, lái thuyền tại chùa Hương phục hồi kinh tế sau thời gian dài nghỉ dịch. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất của mùa lễ hội năm nay vẫn là đảm bảo an toàn về y tế cho toàn bộ người dân, du khách…

Tiền thuê ki-ot ở chùa Hương được định giá theo vị trí, những điểm càng trung tâm, càng đông khách giá càng cao. Cùng có diện tích khoảng 16 – 20m2 như ki-ot của anh Chất, nhưng những ki-ot nằm gần động Hương Tích lại có giá rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 35 triệu/vụ (3 tháng).

Từ Tết năm ngoái, chùa Hương đóng cửa từ mùng 4 Tết, đến tận thời điểm hiện tại mới hoạt động trở lại nên năm nay, ban quản lý lễ hội hỗ trợ các tiểu thương, lái thuyền không mất tiền thuê mặt bằng, bến bãi.

Nhờ giảm bớt gánh nặng tiền thuê ki-ot, anh Chất yên tâm hơn trong việc kinh doanh. Dù mùa lễ hội năm nay lượng khách giảm, mỗi ngày chỉ viết được từ vài chục đến hơn 100 chiếc sớ (mỗi sớ khoảng 80.000 đồng tùy loại) nhưng tính tổng thu nhập vẫn ở mức ổn định.

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”

Nhiều đoàn khách đi hành hương từ tờ mờ sáng.

Tiểu thương, lái đò chùa Hương tất bật vào vụ "hốt bạc”

Trung bình mỗi khách phải trả từ 100.000 – 130.000 đồng/người, hoặc trả theo chuyến khoảng 500.000 – 1 triệu đồng/chuyến.

Giống như anh Chất, cô Hương (48 tuổi) – một lái thuyền ở chùa Hương cũng được hỗ trợ tiền bến bãi nên chở được khách chuyến nào là “bỏ túi” toàn bộ số tiền chuyến đó. Trung bình mỗi thuyền từ 500.000 – 1 triệu đồng tùy số lượng khách.

Vào dịp cao điểm, cô Hương chở được 2 – 3 chuyến/thuyền/ngày, nhà cô có tổng 3 chiếc thuyền. Nếu đều khách, mỗi vụ cô có thể thu về khoảng 30 – 40 triệu/vụ (3 tháng).

Cô Hương đã làm lái thuyền ở chùa Hương gần 20 năm, một ngày làm việc của cô bắt đầu từ 4 giờ sáng đến khoảng 9 giờ tối, hoặc có khi là nửa đêm từ 12 giờ đến 2 giờ nếu có khách cô cũng chở. Trong gần một tuần đầu mở cửa trở lại, cô chở được khoảng 2 chuyến/ngày.

“Những tháng khác trong năm nếu không lái thuyền ở chùa Hương, tôi đi làm thuê rồi ở nhà làm nương rẫy, nuôi tằm phụ chồng. Mùa lễ hội dù chỉ 3 tháng nhưng tôi có thể nói là “làm một vụ ăn cả năm” vì kiếm tốt hơn hẳn những công việc khác. Năm nay, nghỉ mất hơn 1 tháng lại đúng vào tháng chính nên gia đình tôi loay hoay về kinh tế một thời gian dài. Giờ may quá đã được đi làm lại.” – Cô Hương chia sẻ.

Bên cạnh đó, mùa lễ hội năm nay, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán ở chùa Hương đều phải tuân thủ theo nguyên tắc về phóng chống dịch bệnh covid-19 để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình du khách hành hương.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại