menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

Tiết kiệm tiền theo quy tắc 50/20/30

Tiết kiệm theo quy tắc 50/20/30 là một trong những quy tắc phổ biến nhất. Được các chuyên gia tài chính cá nhân tại Mỹ tư vấn cho các khách hàng của họ. Quy tắc này giúp tăng khả năng tiết kiệm tiền, trong khi vẫn đảm bảo các nhu cầu khác của cuộc sống. Thành thạo quy tắc này, biến nó thành một thói quen hằng ngày, sẽ giúp bạn nhanh chóng tích lũy được một số tiền đủ lớn.

Quy tắc này giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hợp lý. Chi tiêu một cách có kiểm soát và đầu tư một cách khôn ngoan nhất. Hãy cùng tìm hiểu quy tắc này nhé!

Quy tắc tiết kiệm tiền 50/20/30 là gì?

Bạn là một nhân viên văn phòng với một mức lương cố định hằng tháng, hay là một người kinh doanh tự do với thu nhập lên hoặc xuống theo kết quả bán hàng, bạn cũng có thể là một sinh viên, học viên hoặc học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường với một khoản chu cấp cố định từ gia đình,… bạn đều có thể áp dụng quy tắc này được.

Hãy dành 50% tổng thu nhập hằng tháng của bạn cho các nhu cầu thiết yếu, đảm bảo sinh hoạt của mình. Các khoản này có thể bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, Internet,… nói chung là các khoản mà nếu thiếu thì bạn không thể duy trì cuộc sống bình thường được.

20% khác dùng cho tiết kiệm và thanh toán các khoản nợ. 20% có vẻ hơi ít cho cả 2 mục đích đúng không? Nên nhớ việc nợ nần và các khoản lãi, phí phát sinh có thể dần dần bào mòn số tiền tiết kiệm của bạn, vì vậy bạn nên co kéo thật cẩn thận để giảm dần và triệt tiêu hoàn toàn số tiền còn đang nợ đi đã nhé. Có thể trong thời gian đầu bạn nên dành toàn bộ 20% này để xử lý các khoản nợ. Nếu bạn đang gặp rắc rối với những khoản nợ, hãy tham khảo chiến lược quả bóng tuyết để xử lý dần. Phần còn lại bạn hãy dành để tiết kiệm. Tiết kiệm tiền cho kế hoạch nghỉ hưu của bạn, tiết kiệm tiền cho một quỹ khẩn cấp,… Bạn có thể tham khảo thêm các lý do cần tiết kiệm tiền, và chắc chắn rằng mình có nhiều quỹ tiết kiệm nhất có thể.
30% còn lại sử dụng cho những gì bạn mong muốn thực hiện. Ví dụ như tham gia một khóa học mà bạn thích, gom dần để dành cho một chuyến du lịch bạn đã lên kế hoạch từ lâu, hoặc thử nghiệm một loại hình kinh doanh nào đấy mà bạn hy vọng nó có thể gia tăng thêm thu nhập cho mình,… hãy cân nhắc giữa hiệu quả của các mong muốn này với những rủi ro chúng đem lại. Lập danh sách các ưu tiên bạn muốn thực hiện và chọn lựa cẩn thận, sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tốt nhất và đồng tiền của bạn cũng được sử dụng hiệu quả nhất.

Quy tắc này cho phép bạn điều chỉnh một cách rất linh hoạt các mục tiêu ngân sách của mình, vì những gì bạn cảm thấy là thiết yếu của tháng này, sang tháng sau thậm chí bạn có thể loại bỏ, hoặc những gì bạn muốn thực hiện, nhưng sau khi nhận lương, bạn lại thay đổi suy nghĩ của mình. Vì quy tắc này dựa trên cảm xúc về sự cần thiết khác nhau của mỗi người, mỗi thời điểm, nên theo một phương diện nào đó, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo cân bằng nội tâm của mình. Không phải chịu cảm giác tội lỗi khi cả tháng trời không tiết kiệm được đồng nào, hoặc kẹt xỉn đến mức không dám mua một bộ quần áo mới.

Nếu chẳng may xảy ra sự mất cân bằng trong kế hoạch tài chính của bạn, hãy áp dụng ngay quy tắc 50/20/30 này để điều chỉnh với sự trung thực và rút kinh nghiệm nhiều nhất. Quy tắc này áp dụng khác nhau cho mỗi cá nhân khác nhau, nó đòi hỏi thời gian để có được hình mẫu lý tưởng nhất với bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn khi vận dụng nó.

Mẹo: Hãy tận dụng ưu điểm là tính linh hoạt của quy tắc 50/20/30 trong phân bổ thu nhập của bạn. Khi danh sách các việc bạn muốn làm chiếm nhiều hơn 30% thu nhập, hãy giảm một chút ở khoản tiết kiệm hoặc giảm nhiều ở các khoản mua sắm khác, chấp nhận sống khổ đi một chút. Mặt khác, do chi phí sinh hoạt có mức tối thiểu và nếu bạn kiếm được nhiều tiền hơn, 50% có vẻ là quá nhiều để trang trải cuộc sống, bạn có thể sử dụng vào mục đích khác, tùy theo mong muốn của bạn tại thời điểm đấy.

Tính toán việc chi tiêu như thế nào khi áp dụng quy tắc 50/20/30?

Nếu đây là lần đầu tiên bạn áp dụng quy tắc này, hãy bắt đầu bằng việc xác định xem mỗi tháng mình thu nhập bao nhiêu, nếu bạn có thu nhập không đều đặn, hãy lấy con số thu nhập trung bình của 12 tháng trước để bắt đầu. Tiếp theo, bạn chia ra theo NHU CẦU, TIẾT KIỆMMONG MUỐN theo tỉ lệ của quy tắc.

Giả sử như thu nhập sau thuế của bạn là 15.000.000 đồng 1 tháng nhé, chia theo tỉ lệ trên thì bạn sẽ có:

NHU CẦU: 15.000.000 x 0.5 = 7.500.000

TIẾT KIỆM: 15.000.000 x 0.2 = 3.000.000

MONG MUỐN: 15.000.000 x 0.3 = 4.500.000

Vận dụng vào thực tế quy tắc 50/20/30 như thế nào?

Sau khi đã chia số tiền 15.000.000 đồng theo các mục như trên, tiếp theo là vận dụng chúng với vài bước sau:

Bước 1: Chia tiền ra. Nếu thu nhập của bạn là tiền mặt, hãy chia vào 3 phong bì và dán nhãn lên từng phong bì mục đích của chúng. Bạn sẽ có phong bì NHU CẦU, phong bì TIẾT KIỆM và phong bì MONG MUỐN. Nếu bạn nhận lương chuyển khoản và không muốn rút hết thành tiền mặt, hãy chia thành vào các tài khoản khác nhau, thậm chí chuyển sang tài khoản ở các ngân hàng khác nhau để không bị nhầm lẫn. Trong trường hợp bạn không nhận lương theo tháng, mỗi khi bạn nhận được tiền, hãy ngay lập tức chia khoản bạn vừa nhận thành 3 khoản luôn. Việc này đảm bảo tuân thủ quy tắc 50/20/30 cho dù thời điểm nhận tiền của bạn là lúc nào, tránh việc sử dụng tạm tiền của khoản này cho mục đích của khoản khác.
Bước 2: Theo dõi sát sao. Dùng Excel hoặc một cuốn sổ tay thu chi để theo dõi dòng tiền của bạn. Theo dõi cả việc chi nhiều hơn và cả chi ít hơn theo từng khoản. Nếu bạn chi nhiều hơn trong khoản NHU CẦU, có thể bạn đang sống thoải mái hơn các tháng trước, hoặc bạn đã ước lượng nhầm, hãy điều chỉnh. Lưu ý là chi ít hơn cũng không phải hoàn toàn là tốt, thậm chí là có hại. Hãy tưởng tượng bạn muốn cắt giảm chi phí ăn uống xuống để có nhiều tiền hơn cho việc khác, nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cẩn thận quan sát tình trạng tinh thần cũng như thể chất của mình.
Bước 3: Điều chỉnh. Liên tục điều chỉnh các khoản nhỏ hơn trong mỗi khoản lớn. Ví dụ trong khoản NHU CẦU sẽ có các khoản nhỏ hơn như ăn uống, hóa đơn, thuê nhà,… Nếu giá thịt lợn đang lên cao quá, hoặc loại rau bạn thường ăn bị tăng giá do thời tiết đột nhiên mưa nhiều,… hãy chọn loại thực phẩm thay thế khác. Đảm bảo dinh dưỡng nạp vào cơ thể với chi phí không đổi sẽ quan trọng hơn cảm giác ngon miệng trong tình huống này. Với khoản MONG MUỐN cũng vậy, chuyến du lịch đi Đà Lạt mà bạn vẫn ao ước đang được giảm giá do Covid, hãy sắp xếp để đi luôn, vừa tiết kiệm được 1 khoản so với 3,4 tháng trước, mà trải nghiệm vẫn đảm bảo, thậm chí là còn tốt hơn do lưu lượng khách đã giảm.

Còn nếu mục đích cao nhất của bạn là tìm kiếm thêm tiền để bổ sung vào kế hoạch nghỉ hưu sớm của mình, hãy điều chỉnh NHU CẦU và MONG MUỐN theo hướng cắt giảm bớt để có thể tiết kiệm tiền được nhiều hơn.

Lưu ý là đừng nhầm lẫn giữa NHU CẦU và MONG MUỐN nhé. Ví dụ, 50% cho nhu cầu có thể là mua thực phẩm và về nhà tự nấu, chứ không phải 50% này là để đi ăn nhà hàng. Nếu là một nhà hàng sang chảnh, bạn muốn trải nghiệm, hãy tính vào khoản 30% kia.

Hạn chế của quy tắc này là gì?

Cũng như nhiều quy tắc khác, tính linh hoạt của 50/20/30 đem lại một số khó khăn sau:

1. Bạn dễ dàng tiêu sang khoản khác: do tính linh hoạt trong điều chỉnh theo tâm trạng, cảm xúc nên đôi khi bạn đánh giá nhầm giữa nhu cầu thực sự cần thiết với mong muốn thực hiện. Nếu bạn đủ tự giác kỉ luật và ưa thích chi tiết, bạn có thể thử quy tắc Zero-dollar với việc chia càng nhỏ càng tốt số tiền thành các khoản nhỏ hơn, ví dụ: khoản nhu cầu sẽ bao gồm: ăn sáng, caphe sáng, tụ tập bạn bè thứ 7,… sẽ tốn nhiều thời gian để lên kế hoạch và rèn luyện kỉ luật trong việc thực hiện hơn quy tắc 50/20/30.
2. Tiết kiệm không được nhiều: 20% là tương đối ít để vừa tiết kiệm và vừa trả nợ. Nhưng nhờ vào tính linh hoạt của quy tắc, bạn luôn có thể điều chỉnh số tiền thực tế khoản này nhận được vào mỗi cuối tháng.
3. Khó theo dõi chi tiêu hơn: cũng do tính linh hoạt, một khoản chi ra đôi khi rất khó để xem nó thuộc nhu cầu hay mong muốn. Bạn phải cân não để xem nên bỏ chi phí vào khoản mục nào để hợp lý hóa. Tuy nhiên, cái gì cũng phải rèn luyện, và bạn sẽ nhanh chóng thấy thích thú với việc này thôi.
Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại