Tiếp tục siết dòng tiền bất động sản
Tín dụng lĩnh vực bất động sản năm 2018 tăng khoảng 26,76% so với năm trước đó, còn trong năm 2019 đạt 21% và năm 2020 là 11,89%.
Trong cuộc họp báo mới đây của NHNN, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết mặt bằng giá đất nền tại một số địa phương đã có dấu hiệu giảm, sau khi thông tin về giá đất và quy hoạch của các dự án được các địa phương thực hiện công khai theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trước hiện tượng giá bất động sản, đặt biệt là đất nền tăng nhanh, ông Tuấn Anh cho biết NHNN luôn có sự theo dõi chặt chẽ biến động giá vì thị trường này luôn tiềm ẩn rủi ro.
“Với mức tăng hiện tại, cơ quan quản lý vẫn kiểm soát tốt, nhưng NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá lại, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng trong từng lĩnh vực”, ông Tuấn Anh nói.
“Nếu thị trường có dấu hiệu nóng lên, NHNN sẵn sàng có thêm nhiều động thái, ví dụ như áp dụng những biện pháp đảm bảo an toàn vĩ mô giới hạn hoặc siết chặt hạn mức tín dụng bất động sản”, khối nghiên cứu của HSBC đưa ra nhận định trong báo cáo kinh tế tháng 6 công bố mới đây.Trên thực tế, NHNN trong thời gian qua liên tiếp phát đi các cảnh báo về rủi ro tín dụng bất động sản. Các lo ngại tập trung vào câu chuyện tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, dư nợ chiếm tỷ trọng lớn, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản,…
Tuy nhiên, HSBC cũng đánh giá rằng đợt bùng dịch Covid-19 gần đây có nguy cơ gây khó khăn cho việc ban hành và thực thi của các chính sách hạn chế. Lý do vì Việt Nam tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa trên đòn bẩy tài chính, điều này sẽ dẫn đến lo ngại tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng chung.
“NHNN cũng đang phải thận trọng cân bằng giữa việc hạn chế tín dụng đổ vào bất động sản với nỗ lực giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 đối với ngành này. Xét cho cùng, đây vẫn là một nguồn đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng”, HSBC đánh giá. Nhìn ở góc độ này, "bong bóng" dòng tiền trong lĩnh vực bất động sản cũng không thể nào "xẹp" hết, mà cần thiết phải duy trì ở mức độ nào đó.
Trong bối cảnh cơ quan quản lý đối mặt với áp lực cân bằng dòng tiền phù hợp, thị trường bất động sản trong khoảng thời gian còn lại của năm cũng gặp nhiều khó khăn trong câu chuyện kinh doanh.
Theo TS. Hiển, trong tương lai hiện tượng tăng giá đồng loạt và đột biến ở khắp cả nước như hồi tháng 3-4 sẽ khó xảy ra, trừ những khu vực có yếu tố thuận lợi đặc biệt như khởi công xây dựng hạ tầng hay yếu tố quy hoạch.
Bắt đầu từ sau quí 2, doanh nghiệp sẽ đối mặt với hiện tượng khách hàng khó xuống tiền hơn, cũng như các khoản nợ ngân hàng đến hạn. Một số nơi có thể chủ đầu tư có thể âm thầm hạ giá bán để thu về dòng tiền. Thực tế trong quí 1 vừa qua, nhiều chủ đầu tư đã âm thầm giảm giá dưới danh nghĩa là các chính sách hỗ trợ của ngân hàng.
Theo ông Hiển, thị trường chỉ thực sự cải thiện khi dịch Covid-19 ổn định, người dân có thể đi coi sản phẩm thực tế, dòng tiền bền vững cũng chỉ xuất hiện khi niềm tin vào bất động sản mạnh mẽ hơn. “Nhưng ngoài câu chuyện của dòng tiền, thị trường vẫn sẽ tiếp tục như “quả bom nổ chậm” vì cách phát triển sản phẩm bất động sản hiện nay chỉ dựa trên việc tăng giá đất liên tục mà xa rời giá trị khai thác”, ông Hiển bình luận.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận