24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thùy Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tiếp tục "làm ấm" quan hệ, thỏa thuận Mỹ-Trung sắp đến gần?

Tiếp tục hạ nhiệt căng thẳng thương mại, Trung Quốc đã đưa một số mặt hàng nông sản Mỹ ra khỏi danh sách hàng hóa bị nước này đánh thuế bổ sung.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần có dấu hiệu "hạ nhiệt"

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc ủng hộ các doanh nghiệp liên quan mua một số lượng nhất định đậu tương, thịt lợn và các nông sản khác của Mỹ kể từ ngày 13/9 theo các nguyên tắc của thị trường và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trước đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua ít nhất 10 tàuđậu tương Mỹ trong ngày 12/9, mức cao nhất kể từ tháng 6/2019.Lượng hàng hóa này sẽ lần lượt được chuyển đi từ các cảng xuất khẩu của Mỹ ở Tây Bắc Thái Bình Dương từ tháng 10 tới tháng 12.

Tuy nhiên, đáng chú ý, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo rằng Trung Quốc đã mua 10.878 tấn thịt lợn từ Mỹ trong tuần đầu tháng 9, đánh dấu mức mua hàng lớn nhất kể từ tháng 5. Các chuyên gia nhận định, rất có thể, đây là động thái để bù đắp sự khan hiếm thịt lợn ở Trung Quốc trong những tháng vừa qua.

Có thể thấy, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nỗ lực phối hợp của Trung Quốc nhằm thúc đẩy triển vọng đàm phán. Có khả năng hai bên sẽ có một thỏa thuận nhỏ trong thời gian tới hoặc không có sự leo thang thuế quan khi điều này có thể mang lại một mức độ thoải mái nhất định cho nông dân Mỹ và mang đến cho Tổng thống Trump một "thành tựu" nhất định.

Tuy nhiên, về cơ bản, điều này có khả năng vẫn chưa làm Mỹ hài lòng do cả thịt lợn và đậu nành đều đang phải chịu mức thuế nặng nề và trở nên kém cạnh tranh hơn do thương chiến. Trung Quốc đã áp ba đợt thuế bổ sung đối với thịt lợn đông lạnh của Mỹ đưa mức thuế mặt hàng này phải chịu lên 72%. Do đó, nếu tất cả các mức thuế được gỡ bỏ, tỷ lệ này sẽ trở về mức thuế ban đầu là 12%. So với các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, thịt lợn Mỹ vẫn ít có khả năng cạnh tranh hơn.

Tiếp tục "làm ấm" quan hệ, thỏa thuận Mỹ-Trung sắp đến gần?

Đậu nành là một trong những mặt hàng được Trung Quốc mua lại trong thời gian tới

Trung Quốc cũng đã áp thuế 30% đối với đậu nành vàng, bao gồm 25% vào tháng 6 và 5% vào ngày 1/9, đưa mức thuế hiện tại lên 33%. Nếu thuế quan bổ sung được gỡ bỏ, thuế quan đối với đậu nành Mỹ sẽ trở lại 3%, bằng với mức thuế mà các nhà nhập khẩu đậu nành Brazil phải trả.

Mặt khác, các giám đốctài chínhhàng đầu ở Mỹ và thế giới không đặt cược rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế sẽ sớm được giải quyết. Trên thực tế,nhiềutập đoàn cho biết các tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại sẽ sớm được cảm nhận trong sáu tháng tới.

Theo khảo sát của Hội đồng CFO toàn cầu của CNBC vào hàng quý cho thấy các CFO trên toàn thế giới cho rằng, các chính sách thương mại củaMỹ đang làmột yếu tố rủi ro kinh doanh. Các giám đốc tài chính cũng hạ cấp sự lạc quan của họ về nền kinh tế Mỹ.

"Nếu hai bên một thỏa thuận thương mại tạm thời, sự ổn định đó có thể không kéo dài. Với mức độ không chắc chắn giữa Mỹ và Trung Quốc như hiện nay, tín hiệu lạc quan có thể chỉ diễn ra trong mộtvài quý kể từ thời điểm hiện tại trước khi căng thẳng lại leo thang", Jack McCullough, Chủ tịch và người sáng lập Hội đồng các Giám đốc Tài chính (CFO) toàn cầu của CNBC cho biết, .

Hiện tại, toàn thế giới đang mong đợi sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán Trung Quốc-Mỹ. Không bên nào có tâm trạng cho sự leo thang hơn nữatrong tranh chấp. Mỹ có thể nhượng bộ một chút về thuế quan và Trung Quốc có thể đề nghị mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Nhưng về cơ bản,sẽ vẫn còn một chặng đường dàiđể có thể đạt được thỏa thuậntoàn diệngiữa hai bên, tiến tới chấm dứt hoàn toàn thương chiến.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả