menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Khương

Tiếp tục điều hành linh hoạt giá xăng dầu, phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế

Bức tranh kinh tế toàn cầu tiếp tục được cải thiện trong bối cảnh nguồn cung dầu thô vẫn được thắt chặt đã hỗ trợ giá xăng với xu hướng tăng mạnh, ghi nhận tuần tăng giá thứ 7 liên tiếp. Điều này đã khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng tăng cao và ti

Cần nhìn nhận đúng về đà tăng giá xăng

Cùng với tác động của đại dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh thời gian qua, có loại đã "vượt qua mức đỉnh" 7 năm và 3 năm, có thời điểm giá dầu Brent lên mức gần 83 USD/thùng, tạo áp lực rất lớn đến giá xăng dầu trong nước. Trước áp lực trên, chiều 11/10 Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu tăng gần 1.000 đồng/lít.

Trên thực tế, câu chuyện giá xăng dầu tăng không phải là mới, mà chúng ta phải nhìn nhận và hiểu đúng “đà tăng” của giá xăng như thế nào và nguyên nhân do đâu? Nếu nhìn vào yếu tố cầu thì đà phục hồi kinh tế và việc mở cửa trở lại trên thị trường thế giới, nhu cầu đi lại và nhu cầu tiêu dùng xăng là rất cao. Đặc biệt là những yếu tố về góc độ địa chính trị hay góc độ về thiên nhiên như bão liên tục xảy ra ở Vịnh Mexico, hoặc là mùa đông sắp tới - khi các nhà đầu tư, các nhà sản xuất dự báo là ở châu Âu, Bắc bán cầu rất lạnh thì họ cũng tăng việc dự trữ dầu thô. Ngoài ra, có những yếu tố khác như ở Trung Quốc vừa rồi, việc thiếu điện dẫn đến các nhà máy điện than và điện khí (giá khí cũng tăng gấp 4-5 lần) nên họ cũng chuyển sang dùng dầu… Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc nhu cầu năng lượng, trong đó có mặt hàng dầu thô tăng. Giá dầu Brent có lúc vượt 83 USD/thùng là mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Hay cuộc khủng hoảng nguồn cung tại châu Âu ngày càng trầm trọng đã khiến giá khí đốt đạt mức kỷ lục mới 1.300 USD/1.000 m3 vào ngày 5/10. Riêng trong năm nay, giá khí đốt tại thị trường này đã tăng 500%. Ngoài nguyên nhân giá dầu thế giới tăng, thì nhu cầu tại châu Âu tăng mạnh khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, hơn nữa lại phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu, chủ yếu đến từ Nga, Algeria và Libya.

Thị trường dầu đang trên đà tăng ổn định do nguồn cung thắt chặt trên toàn thế giới, khi nhu cầu phục hồi nhanh hơn dự đoán từ đại dịch COVID-19 tại những thị trường nhập khẩu dầu lớn như Trung Quốc.

Chuyên gia Warren Patterson của ngân hàng ING (Hà Lan) nhận định thị trường dầu đang thắt chặt hơn trong ngắn hạn, cho thấy giá dầu sẽ vẫn được hỗ trợ tốt cho đến cuối năm nay.

Quay trở lại câu chuyện trong nước, theo lãnh đạo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ngành xăng dầu Việt Nam đã "hội nhập đầy đủ" với thế giới nên diễn biến giá xăng dầu thế giới tác động mạnh đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước là điều khó tránh khỏi. "Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam bởi chúng ta nhập khẩu xăng dầu để chế biến và có khoảng 30% lượng được nhập để tiêu dùng. Công thức giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam được kết cấu theo giá quốc tế, nên giá quốc tế tăng ảnh hưởng giá trong nước là khó tránh khỏi" –đại diện lãnh đạo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam phân tích.

Làm thế nào “ghìm cương” giá xăng dầu?

Nhìn nhận về giá xăng dầu, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới tăng rất mạnh, từ 35-43%. Tuy nhiên, để hạn chế đà tăng của giá xăng, dầu trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ thì Liên Bộ Công thương - Tài chính đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) rất hiệu quả, linh hoạt. Vì vậy mà giá bán lẻ xăng dầu trong nước chỉ tăng khoảng từ 30-35%, thấp hơn mức tăng chung của thế giới. Do sử dụng Quỹ BOG nhiều để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên dư địa của Quỹ BOG hiện giờ cũng không còn nhiều. Đến nay, đã có 14 đầu mối bị âm Quỹ BOG, trong đó, có 2 Tập đoàn lớn là Tập đoàn Xăng dầu việt Nam (Petrolimex) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) có số quỹ âm Quỹ BOG lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Dù đã sử dụng quỹ rất nhiều để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhưng không hẳn là không còn dư địa, quỹ vẫn còn. Dù vậy, phải tính toán các công cụ khác để hài hòa, vì diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng mạnh" – lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước nêu vấn đề.

Cũng theo Vụ Thị trường trong nước, mức thuế, phí đang chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm xăng dầu. Trong đó các loại thuế, phí chiếm 42-43% trong cơ cấu giá thành mặt hàng xăng và tỉ lệ này với mặt hàng dầu là 24-30%. "Vì vậy ngoài việc sử dụng hiệu quả linh hoạt quỹ BOG, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ, kiến nghị một số giải pháp, trong đó có đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét cân nhắc giảm thuế, phí như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và nhất là thuế bảo vệ môi trường"- lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước bày tỏ.

Một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, mặc dù vậy, dư địa để điều chỉnh giảm giá vẫn còn, đặc biệt với mặt hàng E5 bởi lẽ cơ cấu giá của mặt hàng này mang tính bù lỗ. Do đó, có thể tính toán để giảm thuế môi trường trong ngắn hạn hoặc lựa chọn giảm một số loại thuế, phí của các mặt hàng khác để có thêm dư địa giảm giá. "Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm thuế phí xăng dầu cũng để chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay" - vị này khuyến nghị.

Liên quan tới việc Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất phương án giảm thuế, như thuế bảo vệ môi trường, để giảm giá xăng trong nước, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đánh giá, đây là giải pháp dài hạn, cần thời gian để xem xét, đề xuất Quốc hội thông qua, bởi việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách. "Còn trước mắt, khi các doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ để phục hồi sản xuất, chúng ta nên triển khai các biện pháp có thể thực hiện ngay để điều hành giá xăng dầu nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; hoặc triển khai các gói hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp bù đắp chi phí nguyên liệu, nhiên liệu".

Về phía Bộ Công Thương, Bộ vẫn luôn bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và phối hợp với Bộ Tài chính phát huy hiệu quả của Quỹ BOG xăng dầu. Bộ Công Thương cũng chia sẻ với khó khăn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng như người dân tiêu dùng. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan để điều hành giá xăng dầu phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế, bảo đảm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại