Tiền Việt Nam có sụp đổ như thời bao cấp không?
Với một lịch sử tài chính bất ổn, liệu tiền của Việt Nam có tái lập quá khứ không? Trả lời ngắn gọn là không.
Việt Nam của những năm 1980-90 là nền kinh tế bao cấp và tiền mất giá vì thiếu hàng hóa để củng cố. Hiện tại thì hoàn toàn trái ngược.
Sau đây là vài số liệu để suy ngẫm.
GDP của Việt Nam là $363 tỷ.
GDP đầu người tầm $3694.
Tổng xuất khẩu 2021 là $336 tỷ.
Tổng nhập khẩu 2021 là $331 tỷ.
Tổng FDI 2021 là $31 tỷ.
Tổng lượng kiều hối 2021 là $12.5 tỷ.
Về bản chất, Việt Nam đã biến thành nền kinh tế thị trường. Tuy doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm một phần lớn, nhưng giới tư nhân đang dần lớn và thay thế.
Về điểm thu hút, doanh nghiệp quốc tế xem Việt Nam là nơi đáng để đầu tư vì có gia công giá rẻ và môi trường “ổn định.” Cho nên vốn ngoại liên tục đổ vào và trở ngại duy nhất là thủ tục chưa đủ đơn giản để họ rót thêm.
Trên hết, Việt Nam có hơn 4.5 triệu người “gốc Việt” đang sinh sống khắp nơi và 500,000 người đang đi xuất khẩu lao động. Cho nên mỗi năm nhận hơn $12.5 tỷ kiều hối. Số tiền này giúp cân bằng tỷ giá và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Những người xuất khẩu lao động mỗi tháng gửi tiền về nuôi gia đình. Cho nên ở nhiều vùng quê, lương có thể thấp, GDP có thể hạng bét, nhưng thu nhập thật lại cao vì người thân đang nuôi bằng ngoại tệ.
Đó là vì sao tiền Việt Nam không mất giá như thời bao cấp hay đầu thập niên 2000. Nhưng riêng vào năm 2022 thì:
Vào tháng 1/2022 $1 = 23,100.
Vào tháng 10/2022 $1 = 25,000.
Giảm 8.22%.
Rất khó để nói nếu được thả lỏng thì tỷ giá sẽ ra sao. Nhưng hiện tại, sẽ là vô lý nếu so Việt Nam với Venezuela hay các nước cộng hòa chuối ở Nam Mỹ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận