menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
LS Lương Văn Trung Pro

Tiền từ thiện hay tiền của người khác có phải là "tiền chùa"? (Phần 2)

Một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm của người nhận tín thác hoặc nắm giữ tài sản tín thác và quyền truy đòi tài sản tín thác theo luật của Anh.

D. QUYỀN KHỞI KIỆN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NGƯỜI TÍN THÁC HOẶC BÊN THỤ HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN TÍN THÁC

1. Yêu cầu bồi thường thiệt hại: bao gồm cả lãi suất. Quyền này áp dụng ngay cả khi Người Nhận Tín Thác không còn nắm giữ Tài Sản Thín Thác.

2. Quyền thu hồi Tài Sản Tín Thác: Việc kiện để thu hồi này áp dụng đối với bất kỳ ai đang nắm giữ Tài Sản Tín Thác. Quyền này bao gồm thu lại toàn bộ tài sản (cả số tiền thu được từ việc bán tài sản) và giá trị tăng thêm từ tài sản đó. Quyền này được ưu tiên thu hồi trong trường hợp bị đơn bị phá sản.

3. Quyền truy đòi tài sản đến cùng (như sau)

E. QUYỀN VÀ CƠ CHẾ TRUY ĐÒI TÀI SẢN TÍN THÁC

ĐÂY CÓ LẼ LÀ PHẦN ĐÁNG LƯU TÂM VÀ THÚ VỊ NHẤT. NẾU LUẬT PHÁP VIỆT NAM CÓ THỂ ÁP DỤNG CƠ CHẾ NÀY (HOÀN TOÀN CÓ THỂ QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI ĐƯỢC) THÌ VIỆC TRUY ĐÒI TÀI SẢN DO THAM NHŨNG, BIỂN THỦ, GIAN LẬN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC LỢI KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT SẼ HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.

1. Quyền truy đòi tài sản theo Common Law: Truy đòi Tài Sản Tín Thác đang ở trong tay của một người nhận sai trái (“sai địa chỉ”) nếu tài sản đó vẫn còn xác định được là Tài Sản Tín Thác. Cơ chế này cũng giống với hệ thống Châu Âu Lục Địa (trong đó có Việt Nam) nhưng có khó khăn khi tài sản đó đã được chuyển sang nhiều hình thức khác như tiền, vàng, chứng khoản, nhập chung số tiền khác trong tài khoản.

2. Quyền truy đòi tài sản theo Equity (Luật Công bình): đây là điểm thú vị và tuyệt vời nhất. Xin được phân tích kỹ như sau:

(a) Truy đòi (khởi kiện) với những ai:

(i) Người Nhận Tín Thác (từ Express Trust);

(ii) Người được coi là đang nắm giữ Tài Sản Tín Thác do được lợi không có căn cứ pháp luật (từ Constructive Trust); và

(iii) “Người tình nguyện” (Volunteer) (trừ bên thứ ba trong giao dịch ngay tình). Người tình nguyện” là người biết Tài Sản Tín Thác vào tay mình (recipient with knowledge)

(b) Quyền truy đòi tài sản từ Người Nhận Tín Thác từ Express Trust, người được coi là đang nắm giữ Tài Sản Tín Thác do được lợi không có căn cứ pháp luật (từ Constructive Trust) (là người biết Tài Sản Tín Thác vào tay mình (recipient with knowledge):

(i) Nhận lại toàn bộ tài sản và cả phần giá trị tăng thêm (bao gồm việc dùng tiền đầu tư và khoản đầu tư đã tăng giá trị)

(ii) Nếu tài sản bị giảm giá trị: kiện đòi bồi thường thiệt hại phần giá trị bị giảm

(iii) Nếu Tài Sản Tín Thác là tiền và đã nhập chung vào tài khoản của người nhận: quyền nhận lại số tiền đó là ưu tiên đầu tiên. Nếu số tiền đó đã chuyển sang chứng khoản và trong một rổ danh mục: quyền nhận tỷ lệ số chứng khoản đó.

*** Một án lệ thú vị là Thủ quỹ của một công ty biển thủ tiền đi đánh bạc và thu hết, Tòa án tuyên sòng bạc kiểm đếm tiền thắng và thua ngày hôm đó và tính ra 1 số tiền hợp lý từ số tiền thua bạc của Thủ quỹ đó để trả lại cho công ty.

(c) Quyền truy đòi tài sản với là "Người tình nguyện” (Volunteer) là người biết Tài Sản Tín Thác vào tay mình (recipient with knowledge)

(i) Tài sản còn nguyên: thu hồi lại

(ii) Tài sản đã trộn lẫn với tài sản khác: phân chia theo tỷ lệ

(iii) Tài sản đã tiêu tan: làm đẹp, đi du lịch, đánh bạc, đầu tư mất hết: không yêu cầu bồi thường bằng tiền túi của mình.

VÍ DỤ VỀ TRUY ĐÒI:

VÍ DỤ 1: BIỂN THỦ TÀI SẢN

- A nhận tiền từ thiện của công chúng rồi tặng B 100 triệu đồng. B biết A lấy tiền từ thiện đưa cho mình.

- B dùng 50 triệu buôn đất (lời 100 triệu), 20 triệu làm đẹp, tặng (C) 30 triệu. C không biết B lấy tiền từ đâu ra mà cho mình;

- C mua 1 xe đạp hết 5 triệu, đầu tư tiền ảo hết 5 triệu và mất sạch, 5 triệu đi du lịch và còn 5 triệu trong tài khoản

Trong trường hợp đó, Người Tín thác sẽ được truy đòi và nhận lại:

- Đòi từ B: lấy BĐS (vốn gốc 50T và lời 100T), đòi B trả số tiền còn lại

- Đòi từ C: lấy cái xe đạp, 5 triệu trong tài khoản. Số tiền còn lại do đã tiêu hay đã mất nên không đòi C nữa (quay lại đòi.

- Đương nhiên, trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng là ở A.

VÍ DỤ 2: CHI SAI MỤC ĐÍCH CỤ THỂ

A huy động tiền từ thiện với mục đích cụ thể là để hỗ trợ nạn nhân Covid ở Bình Dương và mình sẽ trực tiếp phát tiền và/hoặc mua vật phẩm cho những nạn nhân đó. A huy động được 1 tỷ đồng.

B bảo A chuyển cho B một phần để B đi hỗ trợ nạn nhân Covid ở Hải Dương. A chuyển cho B 600 triệu đồng.

A cũng chuyển cho C 100 triệu đồng để C tùy ý đi hỗ trợ nạn nhân Covid ở Bình Dương mà không biết A dùng tiền từ khoản tiền huy động được (A rất giàu và A cũng không nói rõ với C).

Trong trường hợp này:

- A phải chịu trách nhiệm hoàn trả 600 triệu đồng do sử dụng sai mục đích cụ thể (mục đích cụ thể là hỗ trợ nạn nhân Covid ở Bình Dương).

- B biết rõ việc sử dụng sai mục đích này nên B cũng chịu trách nhiệm hoàn trả 600 triệu cho quỹ từ thiện.

- C không biết số tiền đó là từ quỹ từ thiện và không biết A phải tự đi làm từ thiện nên C đã chi hết tiền rồi nên C không phải trả cho quỹ từ thiện (nếu còn thì vẫn phải trả lại).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
LS Lương Văn Trung Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả