menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
LS Lương Văn Trung Pro

Tiền từ thiện hay tiền của người khác có phải là "tiền chùa"? (Phần 1)

Một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm của người nhận tín thác hoặc nắm giữ tài sản tín thác và quyền truy đòi tài sản tín thác theo luật của Anh.

A. TÀI SẢN TÍN THÁC

1. Là tài sản được một người giao cho người khác vì mục đích tín thác rõ ràng ngay từ đầu như (i) có thỏa thuận rõ ràng như Tuyên bố Tín thác (Trust Declaration, bao gồm các tên gọi có mục đích tương tự như Trust Deed, Trust Agreement…); (ii) Di chúc có nội dung ủy thác cho ai đó quản lý di sản, (ii) lời kêu gọi gây quỹ (kể cả quỹ từ thiện) của người gây quỹ hoặc các hình thức khác mà có thể xác định là có thỏa thuận về tín thác. Nhóm này được gọi là Express Trust.

2. Bất kỳ tài sản nào được trao trực tiếp cho người khác mà không vì mục đích cho, tặng, cho vay thì người nắm giữ tài sản tự động trở thành người nhận tín thác (trustee) và là người nắm giữ tài sản trên cơ sở tín thác (hold the asset on trust) cho người giao tài sản (có 1 số ngoại lệ nhưng không cần thiết nêu ở đây). Nhóm này được gọi là Resulting Trust.

3. Bất cứ Tài Sản Nào Tín Thác nào mà bên thứ ba nhận được từ Người Nhận Tín Thác (Người lạ (Stranger) hay Người nhận (Recipient)) hoặc tài sản mà một người có quyền nhận được một phần từ sự gia tăng giá trị của tài sản gốc mà chủ sở hữu chính thức được coi là không xứng đáng hưởng lợi toàn bộ vì thuộc trường hợp được lợi không có căn cứ pháp luật (unjust enrichment). Ví dụ cho trường hợp thứ 2 là người vợ về ở trong nhà do chồng sở hữu trước hôn nhân nhưng đã dùng tiền và công sức của mình để tu sửa nó. Nhóm này được gọi là Constructive Trust hay Implied Trust.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬN TÍN THÁC (tùy từng loại Quỹ hay quan hệ tín thác)

1. Nghĩa vụ hay bổn phận chăm sóc (duy of care) đầu tiên và bao trùm là Người Nhận Tín Thác không được thu lợi cá nhân từ công việc của mình trừ khi đã được sự chấp thuận rõ ràng và đầy đủ của người ủy thác (settlor) hoặc người thứ ba thụ hưởng (beneficiary). Sự hạn chế này không chỉ ở việc hưởng các hoa hồng hay lại quả từ bên thứ ba hay hưởng thù lao cho thành viên HĐQT hoặc Ban Kiểm soát ở công ty có vốn góp do Người Nhận Tín Thác quản lý (proxy), mà còn ở việc hưởng lợi từ các thông tin mà người ủy thác có được do công việc của mình (như khi làm đại diện vốn góp của tài sản ủy thác, kế hoạch đầu tư hoặc thoái vốn của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh, v.v.).

2. Đồng thời, khi thực hiện quyền hạn được ủy thác của mình, Người Nhận Tín Thác phải đảm bảo sự hợp lý và cẩn trọng trong mọi tình huống, có tính đến các kiến thức và kinh nghiệm đặc thù của người đó trong các điều kiện và trường hợp cụ thể. Người Nhận Tín Thác phải bồi thường cho người ủy thác hoặc người thụ hưởng đối với các thiệt hại do việc thực hiện sai các chuẩn mực nghề nghiệp hoặc thực hiện công việc vượt ngoài thẩm quyền cho phép. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại này là hiển nhiên mà không cần phải xem xét đến yếu tố tâm lý (động cơ và mục đích) của Người Nhận Tín Thác.

3. Vì vậy, Người Nhận Tín Thác phải đặt quyền lợi của người ủy thác và/hoặc người thụ hưởng lên trên quyền lợi của bản thân mình và không được để cho lợi ích của mình mâu thuẫn với quyền lợi của những người kia. Án lệ của nước Anh còn quy định rằng trách nhiệm của một Người Nhận Tín Thác bình thường (không có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý tài sản) là phải coi tài sản ủy thác như là tài sản của chính mình. Trong khi đó, trách nhiệm của Người Nhận Tín Thác chuyên nghiệp (như quản lý tài sản và đầu tư chuyên nghiệp) là phải hành động cẩn trọng như một thương nhân đang đầu tư vì lợi ích của một người mà mình cảm thấy có bổn phận về mặt đạo đức phải chu cấp.

C. CÁC VI PHẠM CỦA NGƯỜI NHẬN TÍN THÁC

1. Không thực hiện trách nhiệm của mình (nhận tiền làm từ thiện mà không đi làm từ thiện, không bảo quản Tài Sản Tín Thác (như đồ cứu trợ…), lập quỹ đầu tư nhưng không đầu tư…)

2. Vượt quá quyền hạn của mình trong quá trình quản lý và sử dụng Tài Sản Tín Thác (sử dụng sai mục đích (đầu tư sai mục đích, sử dụng quỹ từ thiện vào mục đích khác với mục đích cụ thể (hỗ trợ nạn nhân bão lụt thay vì nạn nhân Covid hoặc ngược lại), giao cho người khác quản lý, sử dụng hay làm từ thiện mà không được phép trước của Người Tín Thác…)

3. Không thực hiện đúng và đầy đủ các chuẩn mực về việc quản lý và sử dụng Tài Sản Tín Thác (sự cẩn trọng và hợp lý cần thiết trong mọi hoàn cảnh, tinh thần trách nhiệm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro hợp lý, v.v…);

D. QUYỀN KHỞI KIỆN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NGƯỜI TÍN THÁC HOẶC BÊN THỤ HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN TÍN THÁC: (Xem tiếp ở phần 2)
E. QUYỀN VÀ CƠ CHẾ TRUY ĐÒI TÀI SẢN TÍN THÁC: (Xem tiếp ở phần 2)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
LS Lương Văn Trung Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại