Tiến lên Việt Nam
Nguyên lý phát triển kinh tế ở các quốc gia như Việt Nam là tập trung phát triển một “đàn sếu thật lớn” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong lĩnh vực tạo giá trị như sản xuất và dịch vụ.
Doanh nghiệp SMEs sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước, tạo ra lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, góp phần tạo giá trị gia tăng cho toàn xã hội, và làm tăng GDP cho quốc gia.
Sự tham gia của SMEs vào sản xuất và kinh doanh cũng góp phần làm cho số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Điều này dẫn tới việc môi trường kinh doanh ngày càng được phát triển theo hướng khuyến khích hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, tạo ra sức ép cạnh tranh đối với tất cả các doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động cải tiến quy trình sản xuất và phân phối trong đó sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
Một điểm quan trọng nữa của “Đàn sếu SMEs” là tạo công ăn việc làm cho những tầng lớp khác nhau, kể cả lớp kỹ năng thấp trong xã hội, góp phần tạo nền tảng an sinh xã hội để nền kinh tế phát triển bền vững. Như thế, việc tập trung đầu tư nguồn lực, chính sách và môi trường để SMEs phát triển là rất quan trọng thay vì chỉ tập trung vào các con sếu lớn.
Trong ngắn hạn, các SMEs đang gặp khó do đại dịch. Cửa hàng, cửa hiệu cắt giảm nhân sự, mở cửa cầm chừng thậm chí đóng cửa, sang nhượng, trả mặt bằng. Điều quan trọng hơn là một tâm lý chờ đợi hoặc ngần ngừ đang là trở ngại lớn để các SMEs quay trở lại tập trung nguồn lực, tiền vào kinh doanh. Nhiều chủ doanh nghiệp không biết liệu mở thêm địa điểm kinh doanh mới, đầu tư mới hoặc duy trì kinh doanh thì họ có phải tạm dừng, cho nhân viên nghỉ hoặc thậm chí đóng cửa vì những sự kiện bất khả kháng có thể diễn ra trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm tới hay không? Tính bất định đang cao.
Nhiều chủ doanh nghiệp vì thế đang ngần ngại trong kinh doanh mà đem tiền đi đầu tư trên thị trường cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận. Cho nên việc hoạt động ở các thành phố lớn bị ngưng trệ phần nào có thể luôn có khoảng cách với các thị trường tài sản là bình thường.
Cho dù lợi tức trên vốn trong kinh doanh thường lớn hơn nhiều so với lợi tức trên vốn từ đầu tư tài sản thứ cấp, nhưng các chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt với tính bất định cao trong thị trường kinh doanh, và phải tìm kiếm lợi tức trên thị trường tài chính, tức là đối mặt với re-investment risk (rủi ro tái đầu tư) tiền của mình.
Cá nhân mình hi vọng rằng chiến lược vaccine của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ thành công, đặc biệt chủ động sản xuất được vaccine đủ chuẩn cung ứng cho thị trường gần 100 triệu dân. Có như thế các hoạt động kinh doanh mới quay trở lại để tạo giá trị.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận