menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Việt Anh

Tiền là máu, vốn là huyết mạch của nền kinh tế

Không có vốn để phát triển và có vốn mà chảy sai chỗ thì cũng dở như nhau.

Những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bài toán vĩ mô không dễ giải quyết luôn là vốn, thất nghiệp và lạm phát. Vòng luẩn quẩn là năng suất lao động và thu nhập thấp, do vậy tiết kiệm và đầu tư thấp. Mặt khác nữa là thị trường tài chính và thị trường hàng hoá hoạt động kém hiệu quả, trong khi nguy cơ bất ổn sẽ lớn hơn khi nền kinh tế mở cửa sâu rộng với thế giới.

Như đã thấy, ở Việt Nam tiết kiệm được chuyển hoá vào BĐS là chính yếu do những kênh đầu tư khác như vàng, ngoại hối...bị hạn chế. Thị trường chứng khoán cũng chưa phát huy được chức năng huy động vốn trong dân cho nền kinh tế. Ví dụ: số liệu năm 2017 cho thấy, khi mà thị trường cổ phiếu của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh thì thực tế thị trường chứng khoán chỉ huy động được khoảng 56,000 tỉ VND, tức khoảng 2.5 tỉ USD theo tỉ giá thời điểm đó và chỉ bằng 3% giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán khi đó vào khoảng 120 tỉ USD. Cả nước hiện vay nợ ngân hàng gần 8 triệu tỉ đồng (và còn tăng), tổng tài sản của các ngân hàng hiện là gần 12 triệu tỉ đồng ~ gần 200% GDP. Như vậy có thể thấy, phần lớn nguồn vốn cho phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào hệ thống tín dụng ngân hàng (nhưng tại sao lại phải dựa vào tín dụng ngân hàng ở giai đoạn đuổi kịp lại cần có những bài viết có tính khai mở khác).

Sau 20 năm, tính đến hết tháng 6 năm 2020, tổng vốn hóa TTCK đạt mức 5,5 triệu tỉ đồng, bằng 104% GDP năm 2019. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỉ đồng và vốn hóa thị trường trái phiếu đạt khoảng 2.300 tỉ đồng (Thanh Niên)...Như vậy, dù có mức vốn hoá TTCK hơn mức trung bình của thế giới, nhưng chất lượng của thị trường vẫn là điều đáng quan tâm. Phẩm chất thực sự của các doanh nghiệp niêm yết được thể hiện qua mức độ phát triển của thị trường trái phiếu với những quy định và điều luật quản lý hiệu quả, có một thị trường đánh giá tín nhiệm độc lập (rating) nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, các hoạt động tư vấn phát triển và chuyên nghiệp, mà qua đó mới có thể đánh giá năng lực cạnh tranh thực chất của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Nhóm lợi ích về kinh tế là tầng lớp tinh hoa tạo ra các hoạt động kinh tế. Nhưng họ có khuynh hướng hỗ trợ các nhóm chính trị, đổi lại họ được bảo vệ tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Sự tác động lẫn nhau ở đây là: tầng lớp tinh hoa chính trị bảo bệ tầng lớp tinh hoa kinh tế khỏi sự cạnh tranh quá mức và cho phép họ được độc quyền, trong khi đó, tầng lớp tinh hoa kinh tế cung cấp các quỹ hỗ trợ tầng lớp tinh hoa chính trị. Đó là một căn bệnh. Nhưng đó là một căn bệnh tự nhiên rất khó loại trừ. Nếu không thể loại trừ thì luật hoá chúng. Nhưng "luật hoá" rồi thì phải có chính trường cạnh tranh. Nếu bạn muốn có một thế giới năng động trong đó có thị trường cạnh tranh, thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có chính trường cạnh tranh; chính trường cạnh tranh giúp điều phối công bằng, bình đẳng, thúc đẩy phát triển.

Khi nhìn về tương lai lâu dài, điều nguy hiểm nhất huỷ diệt cạnh tranh lành mạnh chính là sự khống chế nguồn vốn của các nhóm lợi ích thông qua hệ thống ngân hàng và công nghiệp. Dưới một hệ thống tiền tệ như vậy, việc các nguồn lực từ ngân hàng tăng hay giảm đều không quan trọng lắm, khi các nguồn lực này vẫn bị khống chế bởi một nhóm nhỏ; tài sản ngân hàng phình to hay thu nhỏ là do nhu cầu của những nhóm này. Dùng vốn ngoại như FDI để thúc đẩy tăng trưởng, kiến tạo việc làm, và cốt lõi nhất là chuyển giao công nghệ là điều điều đúng đắn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong khi tích luỹ nguồn vốn (tư bản) trong nước (dành cho dài hạn) mà phải đánh đổi môi trường - thì có thể là thoả hiệp được trong thời kỳ đầu, nhưng về lâu dài cần phải thay đổi để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân đối hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phạm Việt Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả