Tiền gửi dân cư sụt giảm trong những tháng giãn cách xã hội
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 9, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt gần 12.88 triệu tỷ đồng, tăng 6.35% so với cuối năm 2020.
Theo số liệu của NHNN, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10.55 triệu tỷ đồng, tăng gần 5.3% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) đạt gần 5.3 triệu tỷ đồng, tăng 7.8% so với đầu năm.
Tiền gửi dân cư tăng 2.92% so với đầu năm, lên hơn 5.29 triệu tỷ đồng. Song, tính riêng trong tháng 8 và tháng 9, tiền gửi dân cư liên tục sụt giảm so với các tháng trước đó.
Cụ thể, lượng tiền gửi của người dân trong tháng 9 giảm 1,473 tỷ đồng. Con số này ghi nhận giảm 986 tỷ đồng hồi tháng 8.
Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT tăng trở lại trong tháng 8 (tăng 59,148 tỷ đồng) và tháng 9 (tăng 113,858 tỷ đồng) sau khi giảm 25,906 tỷ đồng vào tháng 7.
Dữ liệu ghi nhận được từ VietstockFinance cho thấy, tính đến 30/09/2021, số dư tiền gửi khách hàng tại 27 ngân hàng đã công bố BCTC ghi nhận hơn 7.2 triệu tỷ đồng, tăng 6.48% so với đầu năm.
Tính đến cuối quý 3, có 6 ngân hàng giảm lượng tiền gửi khách hàng so với đầu năm. Trong đó, giảm mạnh nhất là ABBank (ABB, -7.52%) chỉ còn 67,054 tỷ đồng tiền gửi khách hàng. Kế đến là PGBank (PGB, -6.73%), NCB (NVB, -3.64%),...
Trước tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng lãi suất tiền gửi ở mức rất thấp trong thời gian qua trong khi mở rộng kinh doanh khó khăn khiến phần lớn tiền nhàn rỗi trong cư dân chảy vào các kênh sinh lời cao hơn nhưng rủi ro hơn như chứng khoán và bất động sản...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận