24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Macro Radio Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tiền được tạo ra như thế nào? NHTW hay Chính Phủ có thật sự ‘bơm tiền’?

Khi nói về quá trình tạo ra tiền, SGK kinh tế thường miêu tả quá trình này dưới góc nhìn của hệ thống ngân hàng dự trữ một phần (Fractional Reserve Banking). Dưới hệ thống này, ngân hàng (NH) khi nhận được tiền gửi từ người dân, sẽ đem một phần số tiền đó đi cho vay và chỉ giữ lại một phần nhỏ để đáp ứng yêu cầu của các chính sách tiền tệ (monetary policy) và nhu cầu rút tiền mặt của người gửi tiền.

Ví dụ nếu như một người A gửi $100 vào NH, NH sẽ đem $90 đi cho vay, và chỉ giữ $10 còn lại, tức là NH sẽ có 10% tiền dự trữ bắt buộc (required reserve). Giờ đây, cung tiền trong nền kinh tế đã được mở rộng lên $190 từ $100. Ở mô hình này, số tiền mới được tạo ra phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền gửi mà NH có được. Tuy nhiên, đây không còn là cách mà tiền được tạo ra ở nền kinh tế hiện tại.

Tiền được tạo ra như thế nào? NHTW hay Chính Phủ có thật sự ‘bơm tiền’?

Tiền giờ đây phần lớn vẫn được tạo ra từ hoạt động cho vay của NH, tuy nhiên thì nó không bị giới hạn bởi số tiền gửi mà NH có, mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ sinh lời (profitability), mức độ rủi ro (risk), và đôi khi là điều kiện chính sách tiền tệ từ NHTW. Ví dụ như khi NH cho một người B vay 500 triệu để mở một cửa hàng bán trà sữa. Ở thời đại 4.0 bây giờ thì thường NH sẽ không đưa cho người B 500 triệu tiền mặt, mà số tiền này sẽ được chuyển thẳng tới tài khoản của người B ở dạng tiền gửi (deposit) và nằm ở trên sổ của NH dưới dạng tiền cho vay (new loan). Và chỉ như thế, với một vài nút bấm, NH đã tạo ra tiền mới từ không có gì cả. NH không hề cần phải có một lượng tiền gửi trước để có thể tạo ra được tiền mới. NH sẽ tạo ra tiền mới trước bằng việc cho vay, rồi sẽ kiếm lượng tiền dữ trữ (bank reserve) sau để đáp ứng yêu cầu về dự trữ bắt buộc của NHTW.

Tiền được tạo ra như thế nào? NHTW hay Chính Phủ có thật sự ‘bơm tiền’?

Mặc dù NHTW hay Kho bạc vẫn là nguồn tạo ra tiền chính thức của các nước qua lượng tiền dự trữ hay là tiền giấy, hay còn gọi là tiền cơ sở (base money), lượng tiền này đơn giản là không đáng kể so với lượng tiền mà NH tạo ra để phục vụ nhu cầu sử dụng của cá nhân và doanh nghiệp. Có thể nói rằng hệ thống NH là trái tim của nền kinh tế khi nó có chức năng luân chuyển tiền tới các bộ phận cần thiết để đảm bảo rằng nền kinh tế luôn chạy ở mức tối ưu nhất (elasticity of money). Điều này đồng nghĩa với việc khi mà hoạt động cho vay của NH chạy ở quá hay dưới mức tối ưu, nền kinh tế sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của lạm phát (inflation) hay là giảm phát (deflation). Lúc này thì NHTW sẽ đưa ra các chính sách tiền tệ như là điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn (short-term interest rate) hay là nới lỏng/thắt chặt định lượng (Quantitative Easing/Tightening) để hỗ trợ/giới hạn hệ thống NH.

Hãy nói về chính sách nới lỏng định lượng (QE). Đây là một chính sách được phát triển bởi Bank of Japan (BoJ) và sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản. Để đối phó với hậu quả của cuộc vỡ bong bóng kinh tế những năm 1990s, BoJ đã hạ lãi suất tới kịch sàn mà vẫn không thế kéo nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ. Vào đầu năm 2001, BoJ đã thử nghiệm với một chính sách mới gọi là QE và trở thành nước đầu tiên sử dụng chính sách này. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, QE đã được áp dụng bởi hầu như tất cả các NHTW lớn nhỏ khác trên thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai và nghĩ rằng chính sách này là NHTW ‘bơm tiền’ trực tiếp vào nền kinh tế. Điều này là không hoàn toàn chính xác.

QE hoạt động giống như một giao dịch hoán đổi tài sản. NHTW sẽ tạo ra thêm tiền dữ trữ để mua tài sản tài chính, chủ yếu là TPCP, từ NH hay là các tổ chức khác (non-bank) ở khu vực tư nhân (private sector). Ở cuối giao dịch này, thứ tăng duy nhất đó chính là lượng tiền dự trữ. NH từ việc có TPCP sẽ đổi sang một loại tiền khác là tiền dữ trự, hay là các tổ chức tư nhân từ việc có TPCP sẽ được đổi sang tiền mặt gửi ở hệ thống NH, và NH sẽ sở hữu thêm tiền dữ trữ. Qua QE, NHTW kì vọng rằng việc có thêm tiền dự trữ sẽ ‘khuyến khích’ hệ thống NH mở rộng hoạt động cho vay, vì đây mới là hoạt động chính tạo ra thêm tiền cho nền kinh tế. Có thể thấy rằng QE ‘bơm tiền’, nhưng không phải trực tiếp vào nền kinh tế mà là vào hệ thống NH bằng việc tạo ra thêm tiền dự trữ. Việc thật sự ‘bơm tiền’ ra nền kinh tế vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của NH, phụ thuộc vào lợi nhuận và rủi ro từ việc cho vay. Chính vì thế mà mặc dù đã có rất nhiều đợt QE với hàng nghìn tỷ tiền dự trữ được bơm vào hệ thống NH toàn cầu kể từ sau 2008, nền kinh tế thế giới vẫn chưa trải qua một đợt lạm phát tồi tệ nào, cho đến năm 2020. Vậy điều gì đã thay đổi?

Sau khi cả thế giới đóng cửa vì Covid, chính phủ nhiều nước đã sử dụng chính sách tài khóa (fiscal policy) để hỗ trợ người dân không thể tiếp tục đi làm. Chính phủ đã phát hành rất nhiều nợ (TPCP) và đồng thời NHTW 'in' thêm một đống tiền dữ trữ để mua số nợ này. Hệ thống NH lại một lần nữa đóng vai trò là cầu nối, ôm lấy đống tiền dự trữ và tạo ra tiền ở tài khoản của người dân (helicopter money). Người dân có tiền để tiêu nhưng không thể ra ngoài nên đã đặt rất nhiều hàng hóa qua mạng. Chính điều này cộng với những vấn đề về chuỗi cung ứng thời kì Covid đã tạo ra sự mất cân đối trong nguyên lý cung-cầu của nền kinh tế, gây áp lực đặc biệt lên giá cả. Không những vậy, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra hồi đầu năm 2022 đã càng làm cho giá của mọi thứ tăng vọt, đặc biệt là đối với giá cả của năng lượng.

Để tóm tắt, hệ thống NH là cỗ máy quan trọng nhất trong việc tạo ra tiền và việc này chỉ bị giới hạn bởi mức độ sinh lời và mức độ rủi ro của hoạt động cho vay. NHTW không thật sự ‘bơm tiền’ ra nền kinh tế mà chỉ dừng ở mức ‘khuyến khích’, quyền lực thật sự vẫn nằm ở hệ thống NH. Chính sách tài khóa có thể là một cách tốt để hỗ trợ nền kinh tế bằng việc tăng vận tốc của tiền (velocity of money), tuy nhiên thì nếu nền kinh tế không có một nhu cầu tăng trưởng thực sự, tất cả những gì mà nó tạo ra là một sự mất cân đối trong cung và cầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Macro Radio Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả